Phát xít Đức từng muốn chế "súng vũ trụ"
Chế tạo một loại vũ khí có khả năng tiêu diệt đối phương bằng ánh sáng mặt trời là kế hoạch mà Đức Quốc xã suýt thực hiện trong thời kỳ họ cầm quyền.
Vào năm 1945, tạp chí Life từng đăng một bài báo nói về việc các chuyên gia quân sự Mỹ đã tìm thấy kế hoạch chế tạo loại vũ khí sử dụng ánh sáng mặt trời của phát xít Đức.
News dẫn một đoạn trong bài báo: “Chiếc gương sẽ tập trung các tia sáng mặt trời vào một điểm trên bề mặt trái đất. Người ta tin rằng quân đội Đức muốn dùng chiếc gương như vậy để đốt cháy một thành phố của đối phương hoặc để đun nóng một phần đại dương”.
Ý tưởng chế tạo súng mặt trời đến với Hermann Oberth, nhà khoa học chế tạo tên lửa nổi tiếng của Đức, vào năm 1923.
Bài báo về ý tưởng chế tạo chiếc gương khổng lồ trong không gian để tiêu
diệt đối phương bằng ánh sáng mặt trời của Hermann Oberth. (Ảnh: Life)
Oberth ước tính chi phí chế tạo chiếc gương là 3 triệu mark và quá trình lắp đặt kéo dài trong 15 năm. Mục đích ban đầu của chiếc gương không gian là cung cấp ánh sáng mặt trời cho con người ở mọi nơi trên trái đất. Tuy nhiên, sau đó Oberth coi đó là một “vũ khí tối thượng”.
“Chiếc gương không gian của tôi giống như những chiếc gương mà những cậu học trò vẫn dùng để chiếu những vòng tròn ánh sáng mặt trời lên trần lớp học. Một tia sáng chiếu vào mặt giáo viên có thể khiến họ không hài lòng”, Oberth mô tả.
Năm 1945, khi phe Đồng minh xem những kế hoạch chiến tranh của phát xít Đức mà họ thu được, họ phát hiện ra rằng Đức Quốc xã đã nâng cấp những đề xuất của Oberth và bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một loại vũ khí bằng gương cách trái đất hơn 35.000km.
Đức không phải là quốc gia duy nhất nghiên cứu khả năng khai thác năng lượng mặt trời. Năm 1999, Nga từng tiết lộ một kế hoạch dùng gương để phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống trái đất trong mùa đông.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
