Phi hành gia cất cánh thế nào trong nhiệm vụ Artemis II?

Các phi hành gia sẽ bay vòng quanh Mặt trăng trên tàu Orion của NASA trong nhiệm vụ Artemis II, dự kiến cất cánh năm 2024.

Phi hành gia cất cánh thế nào trong nhiệm vụ Artemis II?
Quang cảnh nhìn từ khoang tàu Orion khi cất cánh.

Bên trong khoang tàu vũ trụ Orion của NASA được vệt sáng màu hồng chiếu rọi trong lúc Hệ thống hủy phóng (LAS) tách khỏi tàu không lâu sau khi cất cánh trên tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS). Lockheed Martin, công ty chế tạo tàu Orion, chia sẻ thước phim trên mạng xã hội Twitter hôm 3/12. Hình ảnh trong video hé lộ những gì phi hành gia sẽ trải qua trên tàu Orion trong nhiệm vụ có người lái Artemis II của NASA. Họ sẽ chứng kiến quá trình tách ra của LAS nếu nhiệm vụ cất cánh thuận lợi.

Video được quay trong buổi phóng thành công của tàu Orion và tên lửa SLS hôm 16/11. Hiện nay, nhiệm vụ thử nghiệm Artemis I đang trên đường bay về Trái đất từ Mặt trăng. Nhiệm vụ Artemis I giúp kiểm tra tên lửa đẩy mạnh nhất của NASA là SLS và tàu Orion dùng để chở người trong các nhiệm vụ sắp tới. Mannequin ngồi ở ghế lái trên tàu Orion cũng thu thập dữ liệu nhằm xác định ảnh hưởng của du hành vũ trụ, bao gồm tiếp xúc bức xạ. Tàu Orion sẽ hạ cánh xuống vùng biển Thái Bình Dương hôm 11/12 và kết thúc nhiệm vụ.


Video: Lockheed Martin

Theo dự kiến, Artemis II sẽ phóng trong năm 2024. Nhiệm vụ này sẽ chở người bay theo lộ trình như Artemis I, vòng quanh Mặt trăng và trở lại Trái đất. Nhiệm vụ Artemis III phóng năm 2025 sẽ đưa con người trở lại bề mặt Mặt trăng lần đầu tiên kể từ nhiệm vụ Apollo 17 năm 1972. Khi đó, các phi hành gia sẽ sử dụng tàu Orion để kết nối với tên lửa Starship cải tiến của SpaceX, đóng vai trò như phương tiện đổ bộ Mặt trăng.

Hệ thống hủy phóng của NASA tạo ra lực đẩy hơn 18.000kg, đủ để nâng 26 con voi khỏi mặt đất, theo NASA. Hệ thống được thiết kế để đưa phi hành gia rời khỏi SLS nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, do buổi phóng diễn ra như kế hoạch, LAS phóng vào không gian để giảm khối lượng khoang tàu Orion trong vũ trụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thám hiểm Mặt trăng của NASA bắt đầu trở về Trái đất

Tàu thám hiểm Mặt trăng của NASA bắt đầu trở về Trái đất

Tàu Orion hôm 5/12 đã bay gần Mặt Trăng và sử dụng lực hấp dẫn để chuyển hướng, đánh dấu hành trình trở về của sứ mệnh Artemis 1.

Đăng ngày: 06/12/2022
Thí nghiệm thành công việc canh tác cây lúa trọn vòng đời trong không gian

Thí nghiệm thành công việc canh tác cây lúa trọn vòng đời trong không gian

Những cây lúa đã được trồng từ hạt rồi trổ bông trên " trời", sau đó tất cả chúng đã được mang về Trái đất.

Đăng ngày: 06/12/2022
Ca sĩ T.O.P (Big Bang) được tỷ phú Nhật Bản mời tham gia dự án du hành vũ trụ

Ca sĩ T.O.P (Big Bang) được tỷ phú Nhật Bản mời tham gia dự án du hành vũ trụ

Rapper T.O.P (Big Bang) được tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa mời tham gia dự án du hành vũ trụ Dear Moon bằng tàu của SpaceX.

Đăng ngày: 06/12/2022
Ra ngoài Hệ Mặt trời, tàu NASA đụng độ

Ra ngoài Hệ Mặt trời, tàu NASA đụng độ "thế giới ngược đời"

Tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã có phát hiện khó tin và khó hiểu khi du hành đến rìa của Hệ Mặt trời và hướng tầm nhìn vào không gian giữa các vì sao.

Đăng ngày: 06/12/2022
Kính James Webb chụp ảnh mặt trăng kỳ lạ nhất của sao Thổ

Kính James Webb chụp ảnh mặt trăng kỳ lạ nhất của sao Thổ

Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) quan sát hai đám mây trên Titan hôm 4/11, giúp các nhà nghiên cứu khám phá mặt trăng sao Thổ.

Đăng ngày: 05/12/2022
Phi hành gia tàu Thần Châu 14 trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng làm việc trên vũ trụ

Phi hành gia tàu Thần Châu 14 trở về Trái đất an toàn sau 6 tháng làm việc trên vũ trụ

Các phi hành gia tàu Thần Châu 14 của Trung Quốc đã về Trái Đất an toàn sau 6 tháng làm việc trên trạm Thiên Cung, đánh dấu lần đầu Trung Quốc thay người ngay trên trạm vũ trụ.

Đăng ngày: 05/12/2022
Tên lửa methane đầu tiên sắp phóng vào vũ trụ

Tên lửa methane đầu tiên sắp phóng vào vũ trụ

Công ty Landspace sẽ phóng tên lửa nhiên liệu methane đầu tiên trên thế giới lực đẩy 268 tấn lên quỹ đạo trong vòng hai tuần tới.

Đăng ngày: 05/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News