Phi hành gia chó Laika và chuyến bay một đi không trở lại"

Từ một con chó hoang, Laika được chọn để trở thành sinh vật sống đầu tiên trong chuyến bay "tự sát", bay quanh quỹ đạo Trái đất trên tàu Sputnik 2 năm 1957.

Ngày 4/10/1957, tàu vũ trụ Sputnik 1 của Liên Xô (cũ) làm nên lịch sử khi trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên bay trên quỹ đạo Trái đất. Tiếp nối thành công của Sputnik 1, các kỹ sư gấp rút chế tạo Sputnik 2 với một khoang điều áp dành cho chó. Con tàu có trọng tải 508 kg, nặng gấp 6 lần Sputnik 1, sẽ đưa sinh vật sống đầu tiên bay quanh quỹ đạo Trái đất.


Chó Laika trên một con tem của tiểu vương quốc Ajman, nay thuộc UAE. (Ảnh: Vintageprintable1/Flickr)

Nguyên nhân Liên Xô chọn chó thay vì các con vật trong Liên họ Người (Hominoidea) không thật sự rõ ràng. Có thể nghiên cứu của nhà khoa học Ivan Pavlov về sinh lý học chó vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 đã tạo cơ sở cho việc sử dụng chúng. Ngoài ra, chó hoang cũng xuất hiện rất nhiều trên các đường phố ở Liên Xô - rất dễ tìm.

Quy trình tuyển chọn

Các chuyên gia Liên Xô bắt đầu nhiệm vụ tuyển chọn với chó hoang cái vì con cái nhỏ hơn và có vẻ ngoan ngoãn hơn. Những bài kiểm tra đầu tiên giúp đánh giá sự vâng lời và thụ động. Những con lọt vào vòng tuyển chọn cuối sống trong các khoang điều áp nhỏ suốt nhiều ngày, sau đó là nhiều tuần.

Các bác sĩ cũng kiểm tra phản ứng của chúng với sự thay đổi của áp suất không khí và tiếng ồn lớn xuất hiện khi tàu vũ trụ cất cánh. Họ trang bị cho lũ chó một thiết bị vệ sinh nối với vùng xương chậu. Lũ chó không thích thiết bị này và để tránh sử dụng chúng, một số giữ lại chất thải trong cơ thể, kể cả sau khi dùng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, một số con đã thích ứng được.

Cuối cùng, nhóm phụ trách chọn Kudryavka (Little Curly) làm phi hành gia chó của Sputnik 2 và Albina (White) dự bị. Khi được giới thiệu với công chúng qua radio, Kudryavka đã sủa. Con vật sau đó được biết đến với tên gọi Laika, bắt nguồn từ "sủa" trong tiếng Nga. Laika là chó lai husky - spitz, khi đó khoảng 3 tuổi.

Một số lời đồn cho rằng Albina thể hiện tốt hơn Laika, nhưng vì nó vừa sinh con và giành được tình cảm của những người nuôi nên không phải đối mặt với chuyến bay tự sát. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho cả hai con chó, cấy các thiết bị y tế vào cơ thể chúng để theo dõi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và chuyển động cơ thể.


Tàu Sputnik 2 mang theo phi hành gia chó Laika cất cánh ngày 3/11/1957. (Ảnh: NASM)

Chuyến du hành vũ trụ "một đi không trở lại"

3 ngày trước vụ phóng, Laika bước vào khu vực giới hạn chỉ cho phép di chuyển vài inch (1 inch bằng khoảng 2,5 cm). Con vật khi đó được tắm sạch, trang bị cảm biến, thiết bị vệ sinh và mặc bộ đồ vũ trụ.

5h30 sáng ngày 3/11, tàu Sputnik 2 cất cánh. Tiếng ồn và áp lực của chuyến bay khiến Laika hoảng sợ: nhịp tim tăng lên gấp 3 lần còn nhịp thở tăng gấp 4 lần bình thường. Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ vẫn lưu giữ các tài liệu cho thấy quá trình hô hấp của Laika trong suốt chuyến bay.

Laika vẫn sống khi lên tới quỹ đạo và bay vòng quanh Trái đất trong khoảng 103 phút. Không may, việc mất tấm chắn nhiệt khiến nhiệt độ trong khoang tăng ngoài dự đoán, gây nguy hiểm cho con vật.

"Mức nhiệt bên trong tàu vũ trụ sau vòng quỹ đạo thứ 4 đạt trên 90 độ. Thực sự không thể kỳ vọng Laika sẽ vượt qua được thêm một hay hai vòng quỹ đạo nữa", Cathleen Lewis, người phụ trách các chương trình không gian quốc tế và bộ đồ vũ trụ tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian, cho biết.

Với Laika, kể cả khi mọi thiết bị trên tàu hoạt động tốt, có đủ thức ăn, nước uống và oxy, nó vẫn sẽ chết khi tàu vũ trụ Sputnik 2 lao xuống khí quyển sau khoảng 5 tháng, hoàn thành 2.570 vòng quỹ đạo. Tuy nhiên, chuyến bay hứa hẹn cái chết không thể tránh khỏi của Laika lại mang đến bằng chứng cho thấy không gian là nơi có thể sống được.


Chó Laika trên tem của Romania, phát hành trong giai đoạn 1957 - 1987. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sức ảnh hưởng của Laika

Thời đó, sự quan tâm về quyền động vật chưa lớn như đầu thế kỷ 21, nhưng một số người cũng đã phản đối việc cố ý để Laika chết vì Liên Xô thiếu công nghệ để đưa nó trở về Trái đất an toàn. Tuy nhiên, Lewis tin rằng việc sử dụng động vật cho tàu vũ trụ thử nghiệm là điều cần thiết để chuẩn bị cho chuyến bay chở người.

"Có những thứ mà chúng ta không thể xác định được do hạn chế kinh nghiệm về chuyến bay ở độ cao lớn. Các nhà khoa học thực sự không biết con người sẽ mất phương hướng như thế nào trong một chuyến du hành vũ trụ, hay liệu phi hành gia có thể tiếp tục hoạt động bình thường hay không", Lewis nói.

Không lâu sau chuyến bay, xưởng đúc tiền ở Liên Xô đã chế tạo một mẫu ghim cài tráng men mang hình ảnh Laika để kỷ niệm "Hành khách đầu tiên trong không gian". Một số đồng minh của Liên Xô khi đó như Romania, Albania, Ba Lan, cũng phát hành tem Laika trong giai đoạn 1957 - 1987.

Trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa Opportunity vào tháng 3/2005, NASA đặt tên không chính thức cho một vị trí trong hố trũng trên hành tinh này là Laika. Năm 2015, Nga dựng một bức tượng tưởng niệm Laika trên một tên lửa tại cơ sở nghiên cứu quân sự ở Moskva.

Laika đã trở thành một phần lịch sử với tư cách là sinh vật sống đầu tiên bay quanh quỹ đạo Trái đất. Ngày nay, câu chuyện về "nhà tiên phong" nhỏ bé vẫn tiếp tục xuất hiện trên các website, trong video, thơ ca và sách. Trong cuốn Beastly Natures: Animals, Humans and the Study of History, chuyên gia Amy Nelson chia sẻ rằng Liên Xô đã biến Laika thành "biểu tượng trường tồn về sự hy sinh và thành tựu của con người".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 07/05/2025
Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Thiên tài Toán học, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh

Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Thiên tài Toán học, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh

Chắc hẳn nhiều người sẽ phải "toát mồ hôi" khi tìm hiểu về cuộc đời của Đào Triết Hiên.

Đăng ngày: 06/05/2025
Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Đăng ngày: 02/05/2025
Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch! 

Đăng ngày: 23/04/2025
Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Đăng ngày: 21/04/2025
Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Đăng ngày: 17/04/2025
Sai lầm của một số vĩ nhân

Sai lầm của một số vĩ nhân

Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News