Phi hành gia chụp ảnh cực quang từ không gian
Từ Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ phi hành gia Samantha Cristoforetti có tầm nhìn tuyệt vời về cực quang ở bán cầu nam của Trái đất.
Cực quang huyền ảo nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). (Ảnh: Samantha Cristoforetti)
Những bức ảnh được Cristoforetti chia sẻ trên Twitter vào hôm 21/8 cho thấy cực quang phía nam uốn lượn như những con sóng màu xanh lục khổng lồ trong tầng khí quyển trên cao của Trái đất.
"Gần đây, Mặt trời hoạt động thực sự tích cực. Tuần trước, chúng tôi đã thấy những dải cực quang đẹp nhất sau hơn 300 ngày trong không gian", nữ phi hành gia người Italy nhấn mạnh.
Cực quang xảy ra khi các hạt năng lượng cao từ gió Mặt trời tương tác với từ trường của Trái đất. Lực từ khiến những hạt mang điện này đổi hướng và di chuyển về phía hai cực của hành tinh. Khi đi sâu vào khí quyển, chúng va chạm với các phân tử và nguyên tử trung hòa như oxy và nitơ, khiến một phần năng lượng bị hấp thụ, thứ sau đó được giải phóng dưới dạng ánh sáng, hình thành cực quang.
Cực quang màu xanh lục do các hạt mang điện va chạm với oxy trong khí quyển. (Ảnh: Samantha Cristoforetti)
Theo Earth Science, các hạt va chạm với oxy tạo ra ánh sáng xanh lục hoặc đỏ, trong khi va chạm với nitơ tạo ra ánh sáng màu xanh lam hoặc tím. Chúng đều là những màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục không thể bỏ lỡ nếu có cơ hội, dù là nhìn từ mặt đất hay ngoài không gian.
Cristoforetti thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu hiện được giao nhiệm vụ trên ISS như một phần của sứ mệnh mang tên Minerva. Cô bay vào không gian hôm 27/4 với tư cách là thành viên của phi hành đoàn Crew-4, đóng vai trò dẫn dắt tất cả các hoạt động của phân đoạn quỹ đạo Mỹ trên trạm. Theo kế hoạch, Cristoforetti sẽ được đưa trở lại Trái đất vào tháng tới.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
