Phi hành gia cuối cùng của sứ mệnh Apollo 7 qua đời

Walter Cunningham là một trong 3 phi hành gia đầu tiên bay lên vũ trụ trong sứ mệnh Apollo. Ông giành được giải Emmy vì những bản báo cáo truyền hình trực tiếp từ quỹ đạo Trái Đất.

Ngày 3/1, NASA cho biết phi hành gia Walter Cunningham, người đã bay vào vũ trụ cùng tàu Apollo 7 trong sứ mệnh 11 ngày năm 1968, đã qua đời ở tuổi 90. Trước đó, ông là người cuối cùng còn sống trong tổ bay 3 người tham gia sứ mệnh Apollo 7, theo Guardian.


Phi hành gia Walter Cunningham trong sứ mệnh Apollo 7. (Ảnh: NASA).

Bob Jacobs, người phát ngôn của NASA, xác nhận sự ra đi của ông Cunningham nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

“Walt Cunningham là một phi công, nhà vật lý và doanh nhân. Nhưng trên hết, ông ấy là một nhà thám hiểm. Trên tàu Apollo 7, lần phóng có phi hành đoàn đầu tiên của sứ mệnh Apollo, ông và các thành viên phi hành đoàn đã làm nên lịch sử, mở đường cho kỷ nguyên Artemis ngày hôm nay”, Tổng giám đốc NASA Bill Nelson cho biết.

Apollo 7 là chuyến bay đầu tiên có người lái trong chương trình Apollo. Ông Cunningham và các cộng sự đã thực hiện thành công chuyến bay, mở đường cho sứ mệnh hạ cánh trên Mặt Trăng diễn ra chưa đầy một năm sau đó.

Ông Cunningham đã thực hiện nhiệm vụ cùng đại úy Hải quân Mỹ Walter Schirra và thiếu tá Không quân Donn Eisele. Ông là phi công module mặt trăng trong chuyến bay Apollo 7.

NASA nhận xét nhóm ba phi hành gia đã thực hiện nhiệm vụ gần như hoàn hảo. Tàu vũ trụ của họ hoạt động tốt đến mức cơ quan này quyết định thực hiện sứ mệnh Apollo 8 và Apollo 11 lịch sử.

Các phi hành gia của Apollo 7 đã giành giải thưởng Emmy cho các bản báo cáo truyền hình hàng ngày từ quỹ đạo Trái Đất.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Cunningham cho biết ông mơ ước được lái máy bay chứ không phải tàu vũ trụ.

“Hồi còn nhỏ, tôi thậm chí không biết có phi hành gia”, ông chia sẻ.

Sau sự nghiệp tại NASA, ông làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh doanh và đầu tư. Sau đó, ông trở thành diễn giả và người dẫn chương trình phát thanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News