Phi hành gia điều khiển robot chó từ không gian

Phi hành gia Marcus Wandt đã hoàn thành thành công một loạt thử nghiệm cho dự án Surface Avatar, bao gồm việc điều khiển Bert, một robot giống chó bốn chân.

Dự án Surface Avatar được khởi động vào năm 2020 và đang được điều hành bởi Cơ quan vũ trụ Đức hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Dự án này ra đời nhằm mục đích phát triển công nghệ, cho phép các phi hành gia điều khiển nhiều robot một cách độc lập và cùng lúc, với độ chính xác cao hoặc để chúng hoạt động bán tự động hoặc hoàn toàn tự động trong môi trường không gian. Hy vọng là khi con người một lần nữa khám phá bề mặt Mặt trăng và bắt đầu khám phá Sao Hỏa, những hệ thống robot này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho những chuyến thám hiểm đó.

Phi hành gia điều khiển robot chó từ không gian
Robot giống chó Bert nhận được sự trợ giúp điều khiển từ một phi hành gia đang ở trong không gian. (Ảnh: ESA/Andreas Mogensen/X).

Vì thế, mới đây, một phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) thuộc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) Marcus Wandt đã điều khiển Bert, một con robot giống chó bốn chân từ không gian lần đầu tiên. Marcus Wandt thực hiện thử nghiệm này để kiểm tra xem độ trễ thời gian ảnh hưởng như thế nào đến việc điều khiển robot trong các sứ mệnh không gian.

Trong quá trình thử nghiệm, Wandt đã có mặt trên mô-đun Columbus của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), và điều khiển robot Bert đang có trong Phòng thí nghiệm sao Hỏa tại cơ sở Oberpfaffenhofen của Cơ quan vũ trụ Đức. Một loạt thử nghiệm cho thấy, Wandt nắm quyền điều khiển ba robot khác nhau, và anh ấy bắt đầu với robot Bert.

Sau khi nắm quyền kiểm soát Bert một thời gian, Wandt cho phép robot này tự động khám phá trong môi trường mô phỏng, trong khi đó anh ấy cũng nắm quyền điều khiển robot dịch vụ hình người trên bánh xe có tên là Rollin Justin của Cơ quan vũ trụ Đức, và Interact Rover của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

Phi hành gia điều khiển robot chó từ không gian
Phi hành gia Marcus Wandt thành công thử nghiệm điều khiển Bert, một robot giống chó bốn chân. (Ảnh:ESA/Andreas Mogensen/X).

Cuộc thí nghiệm sử dụng nhiều robot kéo dài trong hai tiếng rưỡi và tất cả đã hoàn thành thành công. Giám đốc dự án của Cơ quan vũ trụ Đức cho biết: “Việc cho robot Bert hoạt động bằng chân, thay thay vì bánh xe, có thể cho phép thiết bị dễ leo đồi hoặc bò vào hang động trên sao Hỏa, hoặc các thế giới khác ngoài không gian một cách dễ dàng hơn” .

Còn một quan chức khác của Cơ quan vũ trụ Đức nhận định, cho đến nay, chỉ có robot điều khiển bằng bánh xe mới được các phi hành gia điều khiển từ xa từ không gian. Nhưng Bert đã thành thạo một số kiểu dáng đi và nhờ khả năng vận động bằng chân linh hoạt, thậm chí nó có thể khám phá những địa hình gồ ghề, bao gồm cả những hang động.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử sắp xuất hiện

Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử sắp xuất hiện

Nhật thực toàn phần dài nhất từng ghi nhận diễn ra hơn 2.700 năm trước, kéo dài 7 phút 28 giây, chỉ kém vài giây so với mức tối đa.

Đăng ngày: 02/02/2024
Tranh cãi về mặt trăng đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt trời

Tranh cãi về mặt trăng đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện ngoại mặt trăng đầu tiên của nhóm nghiên cứu ở Đại học Columbia vấp phải hoài nghi từ một số nhà thiên văn khác.

Đăng ngày: 02/02/2024
Nổ lớn ở Thượng Hải trong cuộc thử nghiệm động cơ tên lửa

Nổ lớn ở Thượng Hải trong cuộc thử nghiệm động cơ tên lửa

Ba công nhân bị thương, những người dân xung quanh nghe thấy tiếng nổ lớn và cửa sổ nhà rung lắc mạnh khi hãng khởi nghiệp LandSpace ở Thượng Hải thử nghiệm động cơ tên lửa tối 30/1.

Đăng ngày: 01/02/2024
Năm tiểu hành tinh khổng lồ lướt qua Trái đất tuần này

Năm tiểu hành tinh khổng lồ lướt qua Trái đất tuần này

NASA đang theo dõi sự kiện đặc biệt này, mặc dù các tiểu hành tinh không có nguy cơ va chạm Trái đất.

Đăng ngày: 01/02/2024
Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống

Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống

Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ điều hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2024
Vì sao NASA mất tới 3 tháng chỉ để mở hai chốt khóa trên hộp chứa đất đá thu thập từ nơi cách Trái đất 6,2 tỷ km?

Vì sao NASA mất tới 3 tháng chỉ để mở hai chốt khóa trên hộp chứa đất đá thu thập từ nơi cách Trái đất 6,2 tỷ km?

Để đảm bảo không làm ô nhiễm mẫu vật, NASA đã phải phê duyệt các công cụ sử dụng trong việc mở khoang chứa

Đăng ngày: 31/01/2024
Kính viễn vọng James Webb ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp về 19 thiên hà xoắn ốc

Kính viễn vọng James Webb ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp về 19 thiên hà xoắn ốc

Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp, với nhiều chi tiết đáng chú ý về 19 thiên hà xoắn ốc nằm tương đối gần Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 30/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News