Loại thịt bổ sinh lý cực nổi tiếng cho cả nam lẫn nữ, ngày Tết nên tận dụng để bồi bổ cơ thể
Những ngày trời lạnh, dương khí của cơ thể dễ bị thiếu hụt, vì thế dẫn đến tình trạng tay chân lạnh, khí huyết lưu thông kém.
Loại thịt bổ sinh lý cực nổi tiếng cho cả nam lẫn nữ, ngày Tết nên tận dụng
Trong ngày Tết, thịt bò hay thịt gà vốn là những loại thịt được quan tâm bậc nhất. Tuy nhiên, thịt dê cũng là loại thịt không nên bỏ qua trong những dịp trọng đại như thế này.
Mùa đông là lúc mà thịt dê ngon nhất. Những ngày trời lạnh, dương khí của cơ thể dễ bị thiếu hụt, vì thế dẫn đến tình trạng tay chân lạnh, khí huyết lưu thông kém. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thịt dê có vị ngọt nhưng không béo, tính ấm nhưng không khô, có tác dụng bổ thận tráng dương, ấm trung khu trừ hàn, ấm khí huyết, thanh nhiệt, bổ tỳ. Ăn thịt dê vào mùa đông không chỉ có thể chống gió lạnh mà còn bồi bổ cơ thể, đúng là "một mũi tên trúng 2 đích".
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thịt dê có vị ngọt nhưng không béo, tính ấm nhưng không khô.
Ngoài ra, thịt dê còn đặc biệt nổi tiếng với công dụng bổ sinh lý cho cả nam lẫn nữ. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), thịt dê có tính nóng, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, ôn thận tráng dương, ôn bổ kinh huyết. Đây có thể coi là "thuốc bổ đầu bảng" trong việc tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ.
Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món ăn, trong đó nổi tiếng với món thố tiềm gồm thịt dê, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nhung hươu ăn cùng với một số loại nấm quý... Món này đem lại tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ, phục hồi sức khỏe kỳ diệu.
Hải Thượng Lãn Ông thời xưa khuyên rằng, nếu ăn thịt dê liên tục 30-40g/ngày có thể trị đau lưng, khỏi gầy yếu, trị khí huyết hư tổn... Ngoài ra, có thể sử dụng dê tái với gừng, hành, tỏi, hẹ... giúp tiêu thực và bồi bổ lục phủ ngũ tạng.
Thịt dê tốt nhưng những ai nên tránh ăn nhiều?
Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Thịt dê tuy là món ăn ngon lành, bổ dưỡng nhưng lại giàu đạm, nhiều mỡ nên không phải ai ăn cũng tốt. Một số người sau nên tránh ăn nhiều thịt dê:
- Người đang sốt, nhiễm trùng, viêm gan: Đây là nhóm người không nên ăn nhiều thịt dê để tránh làm cho tình trạng viêm bị tăng nặng.
- Những người đang mắc chứng loét lưỡi, lở mồm, đau mắt đỏ, đau bụng đi ngoài... cần tránh ăn thực phẩm này nhiều kẻo khiến cơ thể thêm khó chịu.
- Người bị rối loạn chuyển hóa lipit, người cao huyết áp, bị bệnh gút, tiểu đường... cần cẩn thận khi ăn thịt dê. Nếu ăn thì không nên ăn nhiều trong một bữa kẻo khiến đường huyết, mỡ máu tăng vọt. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
- Người bị bốc hỏa, nóng trong tránh ăn nhiều thịt dê. Lý do là vì thịt dê tính nóng, có tác dụng bổ dương mạnh, gây nóng trong. Vì thế sẽ khiến người đang bị bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bà bầu cũng nên hạn chế ăn thịt dê vì thịt dê có tính nóng dễ gây động thai.
Thịt dê tuy là món ăn ngon lành, bổ dưỡng nhưng lại là giàu đạm, nhiều mỡ nên không phải ai ăn cũng tốt.
- Ngoài ra, mọi người cần tránh uống trà ngay sau khi ăn thịt dê vì có thể sản sinh ra acid tannic, gây hại cho nhu động ruột và gây táo bón.
- Khi bạn đã ăn thịt dê thì không nên tiếp tục ăn hạt dẻ, hoặc 2 thực phẩm này không nên hầm chung với nhau thành một món ăn vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
- Thịt dê được xem là thực phẩm xung khắc với đậu đỏ, bởi khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau trong cùng một món ăn có thể gây ngộ độc.
Cách chọn các loại thịt ngon đảm bảo an toàn thực phẩm
Những loại thực phẩm không thể ăn chung với nhau vì dễ gây ngộ độc, tiêu chảy

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
