Phi hành gia gặp sự cố khi đi bộ trong vũ trụ

Cánh tay máy của Trạm Không gian quốc tế (ISS) đột ngột hỏng trong lúc hai nhà du hành Mỹ đi bộ ngoài vũ trụ hôm qua khiến một người mắc kẹt gần 20 phút.


Một phi hành gia thực hiện cuộc đi bộ bên ngoài ISS hôm 28/2. Ảnh: Article

AP đưa tin hai phi hành gia Steve Bowen và Alvin Drew ra ngoài ISS lúc 22h46 theo giờ Việt Nam để thực hiện công việc bảo dưỡng. Họ kiểm tra các vấn đề kỹ thuật trước khi lắp khoang đa năng vĩnh cửu (Permanent Multipurpose Module). Với khả năng chứa cả người và hàng hóa, khoang đa năng vĩnh cửu giúp các phi hành gia trên ISS có thêm không gian để sinh hoạt và làm việc. Hai phi hành gia cũng gắn một dây điện dự phòng giữa khoang Unity và khoang Tranquility, đặt một giá đỡ dưới camera, lắp một bể chứa nước tiểu có khối lượng 363 kg.

Cánh tay máy hỏng sau khi hai phi hành gia Bowen và Drew bước ra ngoài không gian khoảng hai giờ. Kyle Herring, người phát ngôn của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, sự cố khiến hai nhà du hành ngừng làm việc trong 15 tới 20 phút. Bowen buộc phải nằm trên cánh tay máy để chờ các phi hành gia bên trong ISS khắc phục sự cố.

Sau khi cánh tay máy hoạt động, Drew và Bowen tiếp tục làm việc trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Cuộc đi bộ tiếp theo sẽ được thực hiện vào ngày mai.

Bowen và Drew là hai trong số 6 phi hành gia bay cùng tàu con thoi Discovery lên ISS hôm 26/2. Tàu được phóng hôm 24/2 để thực hiện chuyến bay cuối cùng. Sau khi trở về trái đất, Discovery sẽ trở thành phi thuyền đầu tiên trong đội tàu con thoi của Mỹ “nghỉ hưu”. Hai chiếc tàu con thoi còn lại là Endeavour và Atlantis.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News