Phi hành gia hoãn đi bộ vì nước trong mũ
Chuyến đi bộ ngoài không gian của hai phi hành gia trên quỹ đạo hôm 16/7 bị hủy do nước tích tụ bên trong mũ của một nhà du hành Italy.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) muốn hai nhà du hành Chris Cassidy (Mỹ) và Luca Parmitano (Italy) ra ngoài Trạm Không gian Quốc tế (ISS) để làm việc trong 6 giờ vào hôm 16/7. Nhưng một giờ trước khi thời điểm mà hai phi hành gia thực hiện nhiệm vụ, Parmitano phát hiện nước bên trong mũ của ông, AP đưa tin.
"Đầu tôi ướt và tôi cảm thấy mức độ ướt tăng dần", Parmitano nói với trung tâm điều khiển ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ.
Phi hành gia Luca Parmitano bám vào cánh tay máy của Trạm Không gian Quốc tế trong lần đi bộ ngoài không gian hôm 9/7. (Ảnh: NASA)
Ban đầu Parmitano nghĩ rằng túi nước của ông rò rỉ. Vì thế ông đổ hết nước trong túi. Nhưng sau đó những giọt nước vẫn tiếp tục xuất hiện trong mũ.
"Nước tới từ đâu? Rất nhiều nước xuất hiện trong mũ. Giờ đây nó vào cả mắt tôi", ông nói.
Do Parmitano có nguy cơ bị ngạt vì chất lỏng trong mũ, NASA quyết định hủy chuyến đi bộ vào khoảng 13h GMT hôm 16/7.
"Rõ ràng ông ấy đang gặp vấn đề", David Korth, giám đốc trung tâm điều khiển, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm qua.
Kết quả phân tích ban đầu cho thấy lỏng xuất hiện bởi một vết nứt. Chất lỏng trong tấm lót của mũ đã lọt ra qua vết nứt ấy", Korth nói.
Các kỹ sư cho rằng khoảng 1 tới 1,5 lít nước đã tích tụ bên trong mũ của Parmitano vào thời điểm các phi hành gia khác tháo mũ ra khỏi đầu của ông.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
