Phi hành gia Mỹ "đi nhờ" tàu vũ trụ Nga lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Phi hành gia Mỹ Frank Rubio sẽ ngồi tàu Soyuz-2.1a của Nga để lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS vào ngày 21/9 tới đây.

RT dẫn thông báo của Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, nhóm chuyên gia của NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) bao gồm cả phi hành gia Frank Rubio đã đến sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan) để chuẩn bị cho vụ phóng tàu vũ trụ Soyuz-2.1a dự kiến vào ngày 21/9.

“Đoàn chuyên gia của Mỹ đã đến Baikonur để chuẩn bị cho chuyến bay chia sẻ chỗ ngồi đầu tiên trên tàu vũ trụ Soyuz”, Roscosmos cho biết trong một tuyên bố.

Phi hành gia Mỹ đi nhờ tàu vũ trụ Nga lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Tàu vũ trụ Soyuz-2.1a tại sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan) sẵn sàng cho vụ phóng ngày 21/9 tới đây. (Ảnh: Sputnik)

Các chuyên gia NASA cũng sẽ tham gia vào việc phóng tàu vũ trụ Soyuz-2.1a lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Trong đợt phóng lần này, tàu Soyuz-2.1a sẽ mang theo ba phi hành gia gồm: Sergey Prokopyev và Dmirty Petelin của Nga và Frank Rubio (Mỹ).

Đợt phóng Soyuz-2.1a sắp tới là chuyến bay đầu tiên trong khuôn khổ chương trình chia sẻ chỗ ngồi trên các tàu vũ trụ lên ISS, được Moskva và Washington thông qua hồi đầu năm nay bất chấp mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa hai quốc gia.

Thỏa thuận hợp tác khai thác các chuyến bay lên ISS được Roscosmos và NASA ký kết vào tháng 7.

Chuyến bay thứ hai trong khuôn khổ chương trình chia sẻ chỗ ngồi dự kiến ​​sẽ diễn ra vào cuối mùa thu này, bằng tàu vũ trụ Crew Dragon (SpaceX) của Mỹ. Đại diện cho Nga tham gia chuyến bay này là nữ phi hành gia Anna Kikina.

Trong hai thập kỷ hợp tác duy trì trạm vũ trụ, NASA và Roscosmos đã tìm cách đổi mới các chuyến bay có phi hành đoàn của cả hai nước trong nhiều năm, như một phần của liên minh dân sự lâu đời của hai cơ quan.

Hai cơ quan này trước đó đã chia sẻ chỗ ngồi cho phi hành gia trên tàu con thoi của Mỹ và tàu vũ trụ Soyuz của Nga.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cậu bé 9 tuổi được mời làm giáo viên thiên văn học sau lần gây

Cậu bé 9 tuổi được mời làm giáo viên thiên văn học sau lần gây "bão" mạng

Nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ đam mê thiên văn học, cậu bé Trung Quốc là nguồn cảm hứng của bạn bè đồng trang lứa.

Đăng ngày: 20/09/2022

"Thế giới trong gương" đang ra đời cách chúng ta 518 năm ánh sáng

Một thế giới trong gương là bản sao gần hoàn hảo của hành tinh quen thuộc chúng ta vẫn nhìn thấy trên bầu trời, quay quanh một bản sao gần hoàn hảo khác của Mặt trời, đang được thành hình.

Đăng ngày: 20/09/2022
Trung Quốc dự định ra mắt dịch vụ du hành dưới quỹ đạo

Trung Quốc dự định ra mắt dịch vụ du hành dưới quỹ đạo

Trung Quốc có kế hoạch đưa các hành khách trả tiền đầu tiên của họ bay vào không gian trong chuyến đi dưới quỹ đạo vào năm 2025.

Đăng ngày: 19/09/2022
Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Có thể bạn chưa biết: Mặt trời đốt cháy tới 4,27 triệu tấn vật chất mỗi giây

Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng, nhiệt lượng và năng lượng cho hành tinh của chúng ta cũng như toàn bộ Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 18/09/2022
Bí ẩn vành đai của sao Thổ và sự thật khủng khiếp phía sau

Bí ẩn vành đai của sao Thổ và sự thật khủng khiếp phía sau

Vành đai tuyệt đẹp của Sao Thổ có thể đã được hình thành theo cách mà không ai nghĩ tới.

Đăng ngày: 17/09/2022
Gương vũ trụ chuyển hướng ánh sáng Mặt trời vào Trái đất

Gương vũ trụ chuyển hướng ánh sáng Mặt trời vào Trái đất

Nhà sáng chế Mỹ nêu ý tưởng chế tạo những tấm gương ngoài vũ trụ để hướng ánh sáng xuống những tấm pin Mặt Trời trên Trái Đất ban đêm.

Đăng ngày: 17/09/2022
Một hành tinh khổng lồ đang làm Trái đất khó sống hơn?

Một hành tinh khổng lồ đang làm Trái đất khó sống hơn?

Lẽ ra Trái đất sẽ thân thiện với sự sống hơn nếu một hành tinh khổng lồ và mạnh mẽ tới mức uốn nắn được quỹ đạo của nó có sự thay đổi.

Đăng ngày: 16/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News