Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ

Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Động thái mới nhất của Seafood Watch - tổ chức đánh giá mức độ bền vững các loại hải sản - về việc đưa tôm hùm Mỹ vào danh sách "đỏ" đã nổ ra làn sóng trái chiều.

Sự phản đối gay gắt nhất xảy ra ở Maine, vốn nổi tiếng với ngành công nghiệp tôm hùm. Động thái của Seafood Watch tương đương với việc khuyến cáo người tiêu dùng hạn chế sử dụng những sản phẩm này.

Tổ chức này cho rằng việc dùng các ngư cụ truyền thống để đánh bắt tôm hùm Mỹ gây nguy hại đến loài cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương - loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Seafood Watch là tổ chức có tiếng và thường đưa ra các chỉ dẫn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc mua bán và tiêu thụ các loài hải sản. Từ lâu, các khuyến nghị của Seafood Watch đã có ảnh hưởng lớn, và lần này cũng không ngoại lệ. Sau khuyến nghị mới nhất, nhiều nhà hàng trên khắp nước Mỹ cũng rút tôm hùm ra khỏi thực đơn.

Tác động gián tiếp

Có nhiều loại tôm hùm trên thị trường, như tôm hùm gai không càng hay tôm hùm xanh châu Âu, nhưng tôm hùm Mỹ mới được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Ngư dân không đánh bắt loài cá voi trơn trên, nhưng các ngư cụ dùng để bắt tôm hùm Mỹ đã gián tiếp đe dọa đến loài cá voi này.

Ngư dân khi bắt tôm hùm ở những bờ biển phía đông tại Mỹ và Canada vẫn dùng cách truyền thống như những năm 1800 - cho mồi vào một cái rổ, sau đó thả xuống nước. Dùng dây thừng cố định rổ vào phao nổi để dễ thu hoạch.


Ngư cụ câu tôm truyền thống dùng nhiều dây thừng dài. (Ảnh: New York Times).

Khi đó, những con cá voi sẽ dễ mắc vào sợi dây, khiến nó khó trồi lên để thở hay lặn sâu để kiếm thức ăn. Những sợi dây có thể mắc vào cá voi trong nhiều năm, gây ra những vết thương và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tăng trưởng.

"Thật là cảnh tưởng đau lòng khi thấy chúng bị căng thẳng, cố gắng thoát khỏi những ngư cụ bị mắc vào người trong tuyệt vọng", Amy Knowlton, nhà khoa học tại New England Aquarium, có 40 năm nghiên cứu về cá voi trơn, cho biết.

Loài cá voi gặp báo động

Các nhà khoa học ước tính hiện còn 350 cá thể cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương, trong đó chưa tới 100 cá thể cái. Cơ quan Thủy sản Quốc gia Mỹ (NMFS) nói rằng để loài cá voi này tránh bị tuyệt chủng, số lượng con cá voi chết do những hoạt động của con người phải được giảm xuống còn một con mỗi năm.

Vào năm 2021, NMFS đã ra quy định mới khi đánh bắt tôm hùm Mỹ trong vùng biển nước này. Theo đó, các đơn vị cần hạn chế đặt dây thừng câu tôm ở môi trường sống của cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương, cũng như dùng các loại dây mỏng hơn để cá voi lỡ mắc phải cũng có thể dễ dàng thoát ra. Cơ quan này cũng thông báo đóng cửa ngư trường hai đợt theo mùa.

Seafood Watch và các tổ chức bảo tồn biển khác cho biết các quy định mới là một bước đi đúng hướng nhưng chưa đủ.


Một con cá voi trơn bị mắc vào dây hồi năm 2021. (Ảnh: AP).

“Trung bình, có khoảng 7,7 con cá voi chết mỗi năm do con người gây ra. 5,7 trong số này do bị mắc phải dây, còn lại là do bị tàu đâm trúng”, Sam Wilding, người quản lý chương trình thủy sản của Seafood Watch, cho biết.

Ông Wilding cho biết các nhà quản lý ngư nghiệp của tiểu bang và liên bang, cùng giới lãnh đạo trong ngành đã tìm giải pháp cho vấn đề này trong hơn hai thập kỷ, nhưng những nỗ lực vẫn chưa đủ.

“Tỷ lệ tác động từ việc đánh bắt cao hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của chúng tôi”, ông nói.

Vẫn chờ giải pháp

Những người làm trong ngành thủy sản nói rằng Seafood Watch đã đi quá xa khi kêu gọi người tiêu dùng ngừng ăn tôm hùm Mỹ.

“Cách chúng tôi quản lý nghề cá luôn là một trong những cách tốt nhất”, Kristan Porter, Chủ tịch Hiệp hội Tôm hùm Maine, cho biết. “Là một ngư dân, những gì tôi có thể làm là tuân thủ luật lệ”.

Trong khi đó, ông Steve Train, một ngư dân đã kinh doanh tôm hùm trong 40 năm, nói rằng ông cũng những ngư dân khác không nên bị trừng phạt do sự suy giảm của loài cá voi trơn Bắc Mỹ, khi họ vẫn làm đúng quy định.


Các ngư cụ mới dùng công nghệ điều khiển từ xa sẽ giảm nguy cơ cá voi trơn mắc vào dây như ngư cụ truyền thống. (Ảnh: NOAA).

Một giải pháp được đề xuất là chuyển sang dùng các ngư cụ không có dây thừng, được sử dụng ở Australia và một số nơi tại Mỹ. Nó hoạt động như ngư cụ câu tôm truyền thống, nhưng được nối vào phao điều khiển từ xa, do đó không cần dây thừng.

Tuy nhiên, thiết bị này vẫn chưa phổ biến, và giá thành cao, vào khoảng 2.000-4.000 USD, so với ngư cụ truyền thống, chỉ tốn 50-180 USD.

Hồi đầu năm nay, các nghị sĩ Dân chủ đã đề xuất dự luật đầu tư hàng triệu USD phát triển và thử nghiệm các ngư cụ không dùng dây thừng và công nghệ giúp bảo vệ cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, dự luật này vẫn chưa được bỏ phiếu.

Seafood Watch khuyến nghị trong lúc chờ có giải pháp khả thi, người tiêu dùng nên chuyển sang dùng tôm hùm gai được bắt tại Florida hoặc California.

Tuy nhiên, nhà cung cấp cũng như các cửa hàng vẫn do dự trước việc giảm số lượng tôm hùm Mỹ bán ra, khi nó mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News