Bất ngờ phát hiện bạch tuộc siêu hiếm trong chuyến lặn biển

Hình ảnh một con bạch tuộc rạn san hô Caribbean đang bảo vệ trứng trong hang đã lọt vào ống kính quay dưới nước ở ngoài khơi bờ biển phía đông Florida.


Hình ảnh con bạch tuộc đang ôm trứng mà ông Kovacs ghi lại được trong chuyến lặn biển. (Ảnh: Steven Kovacs).

Nhiếp ảnh gia Steven Kovacs đã vô tình bắt được khoảnh khắc con bạch tuộc này trong một lần lặn biển đêm ở bãi biển Riviera, theo Telegraph.

Loài bạch tuộc này còn có tên là Octopus briareus, có lớp da màu xanh lam và lục đặc biệt, dễ dàng thay đổi màu sắc nhờ những tế bào chuyên biệt.

Loài bạch tuộc Octopus briareus thường khó bắt gặp vì chúng rất nhỏ và sống ở nơi biển xa, thường xuất hiện vào ban đêm.

"Một số loài động vật đã phải mất hàng năm trời và hàng trăm lần lặn mới thấy được vì chúng rất hiếm và khó phát hiện. Đây như là một cuộc săn tìm kho báu ngoài đại dương, chúng không chỉ nhỏ mà còn rất ít và ở nơi xa xôi", ông Steven Kovacs chia sẻ.

Vị nhiếp ảnh gia nói thêm: "Điều khó khăn trong việc lặn biển đêm không phải là việc chụp ảnh mà là khám phá được những con vật trôi dạt trong làn nước".

Theo các chuyên gia, các loại ấu trùng và động vật giáp xác thường di chuyển đến những bề mặt giàu chất dinh dưỡng để kiếm ăn vào ban đêm và lại trốn vào ban ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News