Phi hành gia NASA đã giấu tất cả để mang lên vũ trụ 1 miếng bánh mì như thế nào

Khoảng 2 tiếng trước giờ phóng Gemini 3, tàu hai người lái đầu tiên của NASA, phi hành gia John Young cho tay vào trong áo vũ trụ của mình và lôi ra một thứ rất bình thường nhưng đáng ra không nên có ở đó.

"Nó ở đâu ra vậy?" Gus Grissom, cơ trưởng, hỏi John Young. "Tôi mang nó theo người", Young trả lời một cách từ tốn. "Ăn thử xem vị ra sao nào. Mùi khá dậy đúng không?"

John Young đã mang ra cái gì? Đó là miếng sandwich kẹp thịt muối đầu tiên và cuối cùng bay vòng quanh Trái Đất.

Miếng bánh là một trò đùa, nhưng không mấy ai sau khi biết câu chuyện này lại nghĩ nó hài hước.

Phi hành gia NASA đã giấu tất cả để mang lên vũ trụ 1 miếng bánh mì như thế nào
Miếng bánh mì thịt muối 50 tuổi được bảo quản trong keo nhựa tại bảo tàng Virgil I. Gis Grissom tại Mitchell, Indiana. Miếng sandwich nhìn thì bình thường này là một kỉ vật từ vũ trụ. Năm 1965, một nhà phi hành gia trẻ tên là John Young mang giấu theo người miếng bánh sandwich trong bộ đồ phi hành gia trước giờ phóng Gemini 3, tàu hai người lái đầu tiên của NASA.

Phi hành gia Wally Schirra, người được biết đến vì khiếu hài hước, đã mang miếng bánh từ nhà hàng sandwich Wolfie nổi tiếng ở Ramada Inn, bãi biển Cocoa vài ngày trước. Anh ta đưa cho John Young vào sáng Gemini được phóng.

NASA triển khai Gemini nhằm nghiên cứu cách phóng người lên Mặt Trăng. Nhiệm vụ là chạy thử tàu Gemini mới. Trong vũ trụ, phi hành đoàn sẽ dùng ống xả đẩy để thay đổi quỹ đạo hay giảm độ cao. Gemini 3 là tàu hai người lái đầu tiên của NASA với rất nhiều nhiệm vụ và một trong số đó là thử nghiệm đồ ăn trong vũ trụ mới. Ví dụ, theo Robert Z. Pearlman từ Space.com, đồ ăn thử nghiệm được tráng một lớp gelatin để tránh vụn vỡ.

Miếng bánh thịt muối lậu được mua từ cửa hàng dĩ nhiên, không hề có lớp tráng gelatin. Dù sao, Grimsson cũng sẽ phải cất nó đi sau miếng cắn đầu vì vụn bánh sẽ bay khắp nơi.

Và họ đã ăn nó...

"Nó đang vỡ vụn ra. Tôi phải cất nó vào túi ngay", Grimsson nói sau khi cắn một miếng. "Miếng bánh .... cũng không ngon cho lắm", John Young trả lời, "Sẽ tốt hơn nếu nó không vụn ra thế". Grimsson nhanh chóng nhận ra vấn đề. "Tôi cắn một miếng, nhưng vụn bánh mì bay khắp khoang tàu", anh trả lời phóng vấn báo LIFE sau khi trở về từ vũ trụ. Vụn bánh rơi ra có thể gây hư hại nặng nề cho hệ thống điện tử, nên phi hành đoàn đã bị khiển trách khi trở về.

Các phi hành đoàn khác từ đó trở về sau bị cấm đùa kiểu này.

Phi hành gia NASA đã giấu tất cả để mang lên vũ trụ 1 miếng bánh mì như thế nào
Phi hành gia Young và Grimsson đang đi lên thanh máy đưa họ lên tàu Gemini có người lái đầu tiên. Họ đang mặc các bộ đồ vũ trụ dành cho dùng trong tàu.

Các mảnh vụn nhỏ là một vấn đề rất lớn đối với tàu vũ trụ. Trong môi trường không trọng lực, chúng có thể mắc vào các bảng mạch điểm tử, thiết bị điều khiển hay bay vào mắt phi hành đoàn. Trong giấy thông cáo báo chí của NASA có cho biết cách họ sử dụng gelatin để ngăn điều trên xảy ra.

Tranh cãi giữa quốc hội và NASA

Thí nghiệm "sandwich thịt muối" của John kéo dài khoảng 10 giây trong tổng thời gian 4 tiếng 52 phút Gemini bay. Nhiêm vụ đã thử nghiệm thành công ống xả đẩy của tàu, đặt mốc đầu tiên cho tàu có người lái.

Tại Trái Đất, ban đại diện Nhà Trắng đã biết về trò đùa trên. "Một số nghị sĩ bực tức nghĩ rằng, qua việc mang lậu bánh mì lên vũ trụ và ăn, Gus và tôi đã phớt lờ đi những đồ ăn cần thử nghiệm và làm phí hàng triệu tiền thuế", Young viết trong hồi kí. NASA cuối cùng đã phải khẳng định với Quốc hội rằng họ sẽ không để ai mang lậu một thứ gì lên vũ trụ nữa.

Young sau này đã bay trong các nhiệm vụ khác: Gemini 10, Apollo 10, Apollo 16 và Tàu con thoi. Bánh mì thịt muối cũng đã trở lại vũ trụ, vào chuyến bay tàu con thoi đầu tiên 1981, với cơ trưởng chính là Young.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News