Phi hành gia Nga kết thúc sớm chuyến đi bộ ngoài không gian do trục trặc kỹ thuật
Theo các quan chức Mỹ và Nga, 1 trong 2 phi hành gia làm việc bên ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 17/8 đã an toàn trở về khoang kín khí (airlock) của phòng thí nghiệm sau khi sự cố về điện liên quan bộ đồ vũ trụ của phi hành gia này buộc trung tâm kiểm soát mặt đất của Moskva phải ra lệnh kết thúc sớm chuyến đi bộ thường lệ ngoài không gian.
Phi hành gia Oleg Artemyev (trên) và phi hành gia Denis Matveev làm việc bên ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 21/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phi hành gia Oleg Artemyev mới hoàn thành gần một nửa thời gian trong chuyến đi bộ ngoài không gian dự kiến kéo dài 6 giờ khi nguồn pin trong bộ đồ vũ trụ của anh bắt đầu tụt mạnh, buộc các kiểm soát viên tại Moskva phải ra lệnh cho phi hành gia này ngay lập tức quay về khoang kín khí của ISS.
Người phát ngôn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ Rob Navias khẳng định trong vụ việc này, phi hành gia Nga “không có lúc nào ở trong tình trạng nguy hiểm”.
Trước đó, Denis Matveev - phi hành gia người Nga còn lại tham gia chuyến đi bộ ngoài không gian - đã hoàn thành nhiệm vụ lắp cánh tay robot nâng cấp vào vị trí.
ISS, phòng thí nghiệm có kích thước bằng sân bóng đá trên quỹ đạo thấp của Trái Đất, là nơi tiếp nhận nhiều nhóm phi hành gia quốc tế suốt hơn 2 thập kỷ qua, chủ yếu là các nhà du hành vũ trụ của Nga, Mỹ, Nhật Bản, Canada và châu Âu.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
