Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Bạn có bao giờ nghĩ rằng Mặt trời thực chất có màu xanh lục? Điều này phần nào là sự thật. Không phải đôi mắt đánh lừa bạn mà Mặt trời cũng mang màu vàng, xanh lam và đỏ.

"Toàn bộ Mặt trời, bao gồm tất cả các lớp bên trong của nó, đều phát sáng. 'Màu sắc của Mặt trời' là phổ màu sắc có trong ánh sáng Mặt trời, vốn phát sinh từ sự tác động lẫn nhau đầy phức tạp từ tất cả các thành phần của Mặt trời", Christopher Baird, phó giáo sư vật lý tại Đại học West Texas A&M ở Canyon, Texas cho biết.

Điều này có nghĩa, nếu muốn tìm hiểu Mặt trời có màu gì, chúng ta cần phân tích các tia sáng của ngôi sao này và định lượng chúng ngay trên Trái đất.

Về cơ bản, có nhiều cách khác nhau để làm điều này. Tuy nhiên, hầu hết các cách này đều không cần tới các thiết bị công nghệ cao. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể thực hiện một số thí nghiệm phân tích tia sáng của Mặt trời.

"Các màu bên trong chùm ánh sáng có thể dễ dàng được xác định bằng cách cho chùm tia qua một chiếc lăng kính. Công cụ cầm tay rẻ tiền này phát tán chùm ánh sáng thành các màu đơn thuần khác nhau. Mỗi màu đơn thuần lại có một tần số sóng riêng biệt", phó giáo sư Baird nói với Live Science.

Đây cũng là lý do tại sao các nhà khoa học có xu hướng sử dụng các từ "màu sắc" và "tần số" thay thế cho nhau, bởi mỗi màu sắc bên trong ánh sáng Mặt trời được xác định bởi tần số của nó. Đối với ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được, màu đỏ có tần số thấp nhất và màu tím có tần số cao nhất. Dải màu, hoặc tần số trong chùm ánh sáng được gọi là quang phổ.

Khi hướng các tia sáng của Mặt trời qua một lăng kính, chúng ta thấy tất cả các màu của cầu vồng đi ra từ đầu kia. Điều đó có nghĩa là chúng ta nhìn thấy tất cả các màu mà mắt người có thể nhìn thấy được.


Mặt trời là sự tổng hợp của nhiều màu sắc mà con người sẽ nhìn thành màu trắng.

Về cơ bản, Mặt trời là sự tổng hợp của nhiều màu sắc mà con người sẽ nhìn thành màu trắng. Nhưng đó là khi bạn ở ngoài khí quyển và nhìn Mặt trời ở những nơi như Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Dưới Trái đất, Mặt trời trông vàng hơn do ảnh hưởng của khí quyển. Nhưng tại sao con người lại thấy Mặt trời màu trắng?

Theo NASA, lý do là ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh mang mọi màu sắc nhìn thấy được, từ đỏ đến xanh lam. Vậy nếu thực chất Mặt trời có đủ màu và bạn sẽ chỉ thấy màu trắng, tại sao có thể nói Mặt trời màu xanh lục?

Nguyên nhân là trong ánh sáng nó phát ra phần màu xanh lục của quang phổ là mạnh nhất, cụ thể hơn là phần gần mới màu xanh lam. Do đó, nếu xét ánh sáng mạnh nhất, bạn có thể nói Mặt trời là một ngôi sao xanh.

Màu sắc của Mặt trời nhìn trong không gian

Theo các phi hành gia, Mặt trời nhìn trong không gian cũng có MÀU TRẮNG.

"Tôi có thể xác nhận sự thật về không gian này", cựu phi hành gia NASA và chỉ huy Trạm Vũ trụ Quốc tế Scott Kelly đã phản hồi dòng tweet đã nêu ở đầu bài.


Khi nhìn từ không gian, Mặt trời cũng có màu trắng, tên gọi "Yellow Dwarf" cũng không ám chỉ đến màu sắc

Theo Trung tâm năng lượng Mặt trời Stanford tại Đại học Stanford, nguyên nhân cũng tương tự như việc mắt người nhìn thấy Mặt trời có màu trắng khi ở Trái đất.

Lý do khiến hình ảnh Mặt trời trông có màu vàng, hoặc thậm chí xanh lục hoặc xanh lam trong một số hình ảnh của NASA, là những hình ảnh này đã được chỉnh sửa và lọc để hiển thị một số chi tiết nhất định.

Ngoài ra, Mặt trời thực sự được phân loại là "Yellow Dwarf" - nhưng cái tên này chỉ đơn giản đề cập đến kích thước trung bình của nó, đây cũng là tên chung cho loại sao này.

Như vậy, khi xem xét từ góc độ của con người và loại bỏ hiệu ứng tán xạ của bầu khí quyển Trái đất, ánh sáng Mặt trời có màu trắng. Điều này đã được xác nhận bởi các phi hành gia trong không gian và cũng có thể được nhìn thấy trong các bức ảnh chụp Mặt trời nhìn từ không gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News