Phi hành gia tập huấn ở nơi giống Mặt trăng nhất Trái đất
Phi hành đoàn Artemis II của NASA huấn luyện ở Iceland để chuẩn bị cho chuyến bay đến Mặt trăng, dự kiến diễn ra sớm nhất vào tháng 9/2025.
Hè năm nay, các phi hành gia NASA Reid Wiseman, Victor Glove, Christina Koch, phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) Jeremy Hansen, các thành viên dự bị gồm phi hành gia NASA Andre Douglas và phi hành gia CSA Jenni Gibbons, tới Iceland để làm quen với địa hình gồ ghề của Mặt trăng, Newsweek hôm 17/9 đưa tin.
Phi hành gia NASA Christina Koch đứng giữa quang cảnh hoang vu của Iceland trong một khóa huấn luyện thực địa về địa chất. (Ảnh: NASA/Robert Markowitz).
Đây là nhiệm vụ mới nhất trong hàng loạt nhiệm vụ không gian có phi hành đoàn đến Iceland tập huấn, bắt đầu từ các nhiệm vụ Apollo cách đây nửa thế kỷ. Cảnh quan của Iceland chứa đầy những cánh đồng dung nham, miệng núi lửa và địa hình đá cằn cỗi, rất giống với bề mặt Mặt trăng. Thậm chí những loại đá đặc biệt như bazan và breccia (đá dăm kết), từng được tìm thấy trên Mặt trăng, cũng tồn tại ở Iceland do các hoạt động núi lửa mạnh.
Địa chất của Iceland mang đến cho các phi hành gia cơ hội thực hành làm việc trong điều kiện tương tự như trên Mặt trăng, đồng thời giúp họ luyện tập kỹ thuật nhận dạng, thu thập và ghi chép mẫu đất đá bằng những công cụ thiết kế đặc biệt. Phi hành đoàn cũng thực hành kỹ năng điều hướng, dành thời gian sống và làm việc cùng nhau như những gì họ sẽ làm ngoài không gian.
"Dụng cụ dùng trong các nhiệm vụ Apollo không bị sửa đổi nhiều cho các nhiệm vụ Artemis. Theo truyền thống, một nhà địa chất sẽ ra ngoài với bộ dụng cụ tiêu chuẩn như búa đá, xẻng hoặc dụng cụ xúc để lấy mẫu khu vực xung quanh, cả trên và dưới bề mặt", Trevor Graff, nhà địa chất thám hiểm kiêm trưởng nhóm thử nghiệm và thiết bị phần cứng trong đoàn khoa học Artemis tại NASA Johnson, cho biết.
Angela Garcia, nhà địa chất thám hiểm của nhiệm vụ Artemis II, biểu diễn cách sử dụng búa đá và đục để tách mẫu vật ra khỏi tảng đá lớn tại Iceland. (Ảnh: NASA/Robert Markowitz)
Năm 2022, trong nhiệm vụ Artemis I của NASA, tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion không chở người đã phóng thành công tới Mặt trăng, bay vòng quanh thiên thể này rồi quay về Trái đất.
Tiếp theo, Artemis II sẽ là nhiệm vụ có phi hành đoàn đầu tiên của chương trình Artemis. Nhiệm vụ dự kiến đưa 4 phi hành gia lên không gian bằng tàu vũ trụ Orion, bay vòng quanh Mặt trăng trong 10 ngày trước khi trở về Trái đất. Artemis II dự kiến phóng sớm nhất vào tháng 9/2025, theo NASA.
Nhiệm vụ Artemis III sẽ lần đầu tiên đưa con người trở lại bề mặt Mặt trăng kể từ năm 1972. Các phi hành gia trong nhiệm vụ sẽ đáp xuống gần cực nam Mặt trăng và dành khoảng một tuần để nghiên cứu khoa học. NASA dự kiến nhiệm vụ này triển khai sớm nhất vào tháng 9/2026.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
