Phi hành gia Trung Quốc bắt đầu nhiệm vụ trên trạm Thiên Cung 2
Tàu vũ trụ Thần Châu 11 kết nối thành công với trạm vũ trụ Thiên Cung 2, đưa hai phi hành gia Trung Quốc vào thực hiện nhiệm vụ trong không gian.
Tàu vũ trụ Thần Châu 11 chở hai phi hành gia Trung Quốc kết nối thành công với Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 hôm 18/9, theo BBC.
Phi hành gia Trung Quốc bắt đầu nhiệm vụ trên Trạm vũ trụ Thiên Cung 2. (Ảnh: Xinhua).
Cuộc kết nối diễn ra ở độ cao cách Trái Đất 393 km và quá trình kiểm soát từ xa kéo dài khoảng hai tiếng. Đài truyền hình Trung Quốc đã phát trực tiếp cảnh hai phi hành gia Cảnh Hải Bằng và Trần Đông bay trong môi trường không trọng lực qua ống kết nối dài 1m, rộng 80cm để tiến vào trạm vũ trụ. Họ sau đó gửi lời chào tới người dân cả nước.
Các phi hành gia sẽ tiến hành thí nghiệm trên vũ trụ trong 30 ngày tới, bao gồm việc trồng các loại cây như lúa, cải xoong và tự siêu âm để kiểm tra hoạt động của cơ thể.
"Gạo là lương thực chính của người Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi hy vọng có thể trồng nó trên vũ trụ trong tương lai", Trịnh Tuệ Quỳnh, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Sinh lý học và Sinh thái học Cây trồng, thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Sinh học Thượng Hải, cho biết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
