Phi thuyền đầu tiên thám hiểm thiên thạch trở về
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa bay tới Australia hôm nay để thu hồi tàu vũ trụ vừa trở về trái đất sau khi đáp lên một thiên thạch.
Hình minh họa tàu Hayabusa lấy mẫu đất, đá trên thiên thạch Itokawa. Ảnh: AP.
Tàu vũ trụ Hayabusa trở về trái đất tối qua sau cuộc hành trình kéo dài 7 năm với quãng đường lên tới 6 tỷ km. Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ hạ cánh thành công lên một thiên thạch và trở về địa cầu.
AP cho biết, hai máy bay trực thăng đưa các nhà khoa học tới vị trí hạ cánh của tàu Hayabusa tại một khu vực quân sự cách thành phố Adelaide khoảng 485 km về phía tây bắc. Các nhà khoa học hy vọng những mẫu bụi mà tàu mang về sẽ cung cấp nhiều thông tin về quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.
Seiichi Sakamoto, một nhà khoa học của Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAEA), nói rằng hàng loạt vấn đề kỹ thuật khiến kế hoạch trở về của Hayabusa bị hoãn tới ba năm. JAEA phóng Hayabusa từ năm 2003 và theo kế hoạch nó phải trở về từ năm 2007.
“Hành trình trở về của tàu Hayabusa là một thách thức cực lớn về kỹ thuật. Chúng tôi đã làm mọi thứ để vượt qua từng khó khăn”, Sakamoto nói.
JAEA đã chi 200 triệu USD cho dự án chế tạo tàu Hayabusa. Mục đích của dự án là tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.
Theo AP, các nhà khoa học sẽ phải mất nhiều giờ để thu hồi tàu vũ trụ và lấy các mẫu đất. Sau đó họ sẽ đưa chúng về Nhật Bản để nghiên cứu.
Hayabusa tới một thiên thạch có tên Itokawa – có độ dài 500 m - vào năm 2005. Sau khi chụp ảnh thiên thạch từ mọi góc độ, Hayabusa hạ cánh lên đó hai lần.
Theo kế hoạch, tàu Hayabusa phải bắn một viên đạn vào bề mặt thiên thạch để làm đất, đá bắn lên một ống dài. Từ ống này đất, đá được hút vào một thùng chứa trên tàu. Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc rằng viên đạn đã được bắn ra. Họ cho rằng khi ống tiếp xúc với bề mặt thiên thạch, vật chất trên đó vẫn bắn ra và chui vào thùng chứa. Nhờ đó mà tàu vẫn lấy được mẫu đất, đá.
Sakamoto nói mọi mẫu đất, đá từ một thiên thạch bất kỳ - thành phần tạo nên các hành tinh – đều có thể giúp con người tìm hiểu về nguồn gốc của trái đất. Các nhà khoa học hy vọng các mẫu có thể giúp họ biết thời điểm và cách thức mà thiên thạch hình thành, những thiên thể mà nó từng va chạm, tác động của gió và bức xạ mặt trời đối với nó.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
