"Phi thuyền không gian" đầu tiên của Việt Nam sẽ bay thử tại Bình Dương

"Phi thuyền không gian" do một nhóm kỹ sư điều khiển tự động Việt Nam chế tạo thành công sẽ bay thử nghiệm tại Bình Dương vào cuối năm nay.

Việt Nam đã cấp phép bay trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu vào cuối năm

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về đề nghị cho phép bay trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty CP nghiên cứu phát triển Đông Giang Việt Nam.

Theo đó, Bộ Quốc phòng xem xét, cấp phép bay thử nghiệm trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty trên theo quy định hiện hành.


Phạm Gia Vinh tại phòng điều khiển bay thử nghiệm phi thuyền Hyderabad, Ấn Độ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ: Quốc phòng, Công an, Khoa học - Công nghệ, Giao thông Vận tải và các tỉnh thành khu vực dự kiến bay tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, phát triển bay trình diễn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức đánh giá kết quả bay, nghiên cứu khả năng ứng dụng tại Việt Nam để báo cáo chính phủ.

Thạc sỹ Phạm Gia Vinh, trưởng nhóm chế tạo "phi thuyền không gian", Giám đốc Cty Đông Giang Việt Nam cho biết dự kiến nhóm sẽ tiến hành bay trình diễn tại Bình Dương sau khi được phép chính thức của Bộ Quốc phòng. Địa điểm bay phù hợp vẫn đang được gấp rút tìm kiếm.

Trước đó, vào ngày 15/3, tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ), "phi thuyền không gian", hay còn gọi là khí cụ bay tầng bình lưu không người lái đã được thử nghiệm thành công ở độ cao 29,5km. Sau gần 2 tiếng đồng hồ bay ở độ cao cận vũ trụ, phi thuyền mang theo 3 con chuột đã trở về trái đất an toàn trong niềm vui bất tận của nhóm nghiên cứu, chế tạo.

Ông Lim Seng, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc quản lý của tập đoàn InGenius - công ty hợp tác với nhóm Thạc sỹ Phạm Gia Vinh trong việc nghiên cứu, chế tạo, bay thử - cho biết 3 con chuột vẫn an toàn trở về sau chuyến đi qua cả giới hạn Armstrong (độ cao mà áp suất không khí cực thấp) bằng cách sử dụng kinh khí cầu tầng bình lưu.


Sản phẩm của Phạm Gia Vinh trưng bày tại Singapore

Chuyến bay kéo dài 110 phút và đạt tới độ cao 29,5 km. Thí nghiệm này được xem như hoạt động kiểm tra trước khi nhóm nghiên cứu của Phạm Gia Vinh và ông Lim đưa con người bay vào không gian từ thị trấn Alice Springs, Australia.

Thiết bị bay này, theo Phạm Gia Vinh có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ phục vụ an ninhquốc phòng đến các mục đích dân sự, nghiên cứu khoa học.

Với tầm bay từ 30 đến 50 km, thiết bị này cho phép thực hiện các thí nghiệm y học, môi trường, nghiên cứu khí quyển cao của trái đất. Từ độ cao đó, thiết bị bay có thể gửi dữ liệu, ảnh đa phổ trực tiếp về hiện trường. Các nhà khoa học có thể tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News