Phi thuyền NASA bị vướng mảnh rác giống như giấy vệ sinh
Một vật thể lạ có hình dạng tương tự mảnh giấy vệ sinh đã xuất hiện trong hình ảnh NASA thu được từ Hỏa tinh.
Nhưng hóa ra đó lại là rác thải vũ trụ do chính họ mang lên Hỏa tinh. (Ảnh: NASA).
Trực thăng Ingenuity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh xuống Hỏa tinh vào ngày 24/9. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là khi đáp đất, các nhà khoa học đã một vật thể có màu trắng, đang bay xuất hiện trên màn hình điều khiển của chiếc trực thăng. Vật thể lạ đã vướng vào thiết bị này trong suốt quá trình bay vòng quanh vũ trụ.
Thông thường, camera điều khiển được đặt ở phía dưới trực thăng nên các nhà khoa học sẽ quan sát được 4 chân máy bay ở một góc ảnh. Nhưng lần này, camera lại thu được hình ảnh một mảnh giấy xuất hiện ở góc khác và bay phấp phới suốt chuyến bay.
Vật thể trông giống giấy vệ sinh đã được phát hiện trên "hành tinh đỏ". (Ảnh: Cnet).
Tuy nhiên, hình ảnh nhận được sau chuyến bay lại không xuất hiện bất cứ điều bất thường nào ở góc này. Điều đó cho thấy rất có thể vật thể lạ sau đó đã rơi khỏi trực thăng hoặc không nằm trong vùng thu hình của camera.
Theo Cnet, vật thể này trông giống giấy vệ sinh ở Trái đất, nhưng được NASA gọi là “vật ngoại lai” (FOD). Chia sẻ với trang tin, đại diện của cơ quan hàng không này cho biết hệ thống điều khiển từ xa và bài kiểm tra trước chuyến bay đều rất bình thường và trực thăng không hề có dấu hiệu hư hỏng.
Trên trang Twitter chính thức, NASA còn đăng tải đoạn video ghi hình vật thể lạ này. Họ cho biết đang nghiên cứu về vật thể lạ mắc vào Ingenuity trong chuyến du hành mới nhất. “Có gì đó đã vướng vào trực thăng trên Hỏa tinh! Nhưng video ghi hình cho thấy vật thể này sau đó đã rơi khỏi máy bay và không ảnh hưởng gì đến chuyến bay thứ 33 của Ingenuity”, cơ quan hàng không chia sẻ.
Theo Cnet, Ingenuity là chiếc máy bay trực thăng chuyên thám hiểm vùng Jezero Crater trên sao hỏa cùng với tàu thám hiểm Perseverance của NASA. Cho đến nay, chiếc trực thăng bền bỉ này đã hoàn tất 33 chuyến bay và liên tục phá vỡ kỷ lục của các chuyến bay trước, cả về thời lượng và tốc độ.
Ingenuity liên tục lập kỷ lục về các chuyến bay trên sao Hoả. (Ảnh: NASA).
Jezero vốn là khu vực có rất nhiều gió và Perseverance đã phát hiện rất nhiều vật thể lạ ở đây. Rất có thể chúng là rác thải còn sót lại sau khi tàu vũ trụ này lần đầu hạ cánh xuống “hành tinh đỏ” vào năm 2021.
Các vật thể này có cả những mảnh rác trông giống sợi mì, lá kim loại hay những thanh dài không xác định. Do đó, nhiều khả năng mảnh giấy vệ sinh vướng vào trực thăng Ingenuity lần này cũng là rác vũ trụ do con người thải ra tương tự với những vật thể trên, Cnet nhận định.
Trước đó, ngày 16/6, tàu thăm dò Perseverance của NASA cũng chia sẻ ảnh chụp một miếng rác trên Hỏa tinh, được cho là dấu hiệu của sự sống ngoài Trái đất. Vật thể này có màu bạc sáng bóng, nằm giữa 2 tảng đá ở đáy miệng núi lửa Jezero. Tuy nhiên, vật thể màu bạc vừa được tìm thấy không có nguồn gốc từ hành tinh này. Sau khi kiểm tra kỹ, NASA nhận định đây chính là mảnh rác của Perseverance.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối
Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.
