Trung Quốc sắp thực hiện 2 sứ mệnh khám phá Hệ Mặt trời quan trọng

Trung Quốc đang thể hiện những mục tiêu chinh phục Hệ Mặt trời rất tham vọng.

Cuối tháng 1 năm 2022, Trung Quốc phát hành sách trắng thứ năm về chương trình không gian của mình - nêu rõ những mục tiêu, nhằm thể hiện tham vọng trở thành cường quốc không gian số 1.

Không chỉ thiết lập những kế hoạch phát triển tên lửa vũ trụ mạnh nhất lịch sử (Trường Chinh 9), không chỉ nhắm việc xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt trăng nơi có người sinh sống, không chỉ đưa tàu đổ bộ sao Hỏa tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống... Trung Quốc đã và đang làm được những sứ mệnh mà cả Mỹ và châu Âu đang đeo đuổi.

Mới đây nhất, vào ngày 23/9/2022, Space.com thông tin Trung Quốc đang lên kế hoạch tham vọng "nhất tiễn hạ song điêu" khi phóng cùng lúc 2 tàu vũ trụ tới sao Mộc và sao Thiên Vương vào khoảng năm 2030.

Sứ mệnh này sẽ được đặt tên là Tianwen 4 (Thiên Vấn 4). Khi đó, giới thiên văn học sẽ chứng kiến một tàu thăm dò lớn hơn dành cho sao Mộc và tàu vũ trụ nhỏ hơn sẽ được gửi đến để thực hiện chuyến bay đến sao Thiên Vương xa xôi trong Hệ Mặt trời.

Cặp đôi tàu vũ trụ này sẽ được phóng trên tên lửa Long March 5 (Trường Chinh 5). Hiện, tên lửa Trường Chinh 5 là tên lửa vũ trụ mạnh nhất của Trung Quốc.

Khám phá sao Mộc

Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ đang trong giai đoạn lập kế hoạch cho một sứ mệnh khám phá sao Mộc. Các chi tiết mới đã được Wang Qiong thuộc Trung tâm Kỹ thuật Không gian và Khám phá Mặt trăng thuộc Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) trình bày tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế 2022 ở Paris (Pháp) vào 21/9/2022.

Theo đó, tàu vũ trụ chính sẽ được dành riêng để điều tra hệ thống sao Mộc và cuối cùng sẽ đi vào quỹ đạo xung quanh Mặt trăng Callisto (của sao Mộc) để điều tra chi tiết về lớp ngoài cùng của các Mặt trăng trong nhóm Vệ tinh Galileo (gồm 4 vệ tinh/Mặt trăng tự nhiên lớn nhất của sao Mộc - Io, Europa, Ganymede và Callisto).

Khám phá sao Thiên Vương

Theo Wang Qiong, con tàu vũ trụ nhỏ hơn sẽ có khối lượng khoảng vài trăm kg sẽ thực hiện chuyến đi dài hơn đến sao Thiên Vương.

"Các mục tiêu khoa học vẫn đang được xem xét" - Wang Qiong nói với Space.com sau bài thuyết trình. Các bài thuyết trình trước đó chỉ ra rằng Trung Quốc đang tập trung vào Mặt trăng Callisto như một mục tiêu chính có thể tiết lộ nhiều điều về Mặt trăng và lịch sử của Hệ Jovian, hoặc điều tra các vệ tinh bất thường của sao Mộc có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về những ngày đầu của chính nó.

[Hệ Jovian: Với tổng số 79 Mặt trăng đã biết - bao gồm 4 Mặt trăng lớn được gọi là Vệ tinh Galileo - Sao Mộc gần như đủ tiêu chuẩn là một Hệ Mặt trời đối với chính nó. Sao Mộc không chỉ là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời, nó còn là hành tinh bậc nhất trong vũ trụ với khối lượng gấp 300 lần Trái đất. Kích thước của nó đóng một vai trò quan trọng trong số lượng Mặt trăng quay quanh sao Mộc vì xung quanh nó có một vùng hấp dẫn ổn định lớn để hỗ trợ nhiều Mặt trăng].

Trung Quốc sắp thực hiện 2 sứ mệnh khám phá Hệ Mặt trời quan trọng
Hình minh họa của sao Mộc và Mặt trăng Callisto của nó. (Ảnh: Ianm35 / Getty Images).

CNSA trước đó đã coi tàu đổ bộ là một phần của sứ mệnh tập trung vào Callisto, nhưng Wang Qiong nói rằng sẽ không có tàu đổ bộ.

Khám phá Hệ Mặt trời

Sứ mệnh này là một phần trong chương trình mở rộng khám phá Hệ Mặt trời của Trung Quốc. Sứ mệnh "Tianwen" - nghĩa là Thiên Vấn, được đặt tên theo bài thơ "Thiên Vấn" của nhà thơ Trung Quốc cổ đại Khuất Nguyên ra đời vào khoảng 2.300 năm trước.

Trung Quốc đã khởi động sứ mệnh liên hành tinh độc lập đầu tiên vào năm 2020, đưa tàu quỹ đạo Tianwen 1 (Thiên Vấn 1)tàu thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) lên sao Hỏa. Tiếp theo, Tianwen 2 (Thiên Vấn 2) sẽ ra mắt vào khoảng năm 2025 và nhắm mục tiêu đến tiểu hành tinh nhỏ gần Trái đất tên là 469219 Kamoʻoalewa cho sứ mệnh trả mẫu và chuyến thăm sau đó tới sao chổi vành đai chính.

Trung Quốc sắp thực hiện 2 sứ mệnh khám phá Hệ Mặt trời quan trọng
Tàu thám hiểm sao Hỏa Chúc Dung của Trung Quốc. (Ảnh: CGTN).

Tianwen 3 (Thiên Vấn 3) sẽ là một sứ mệnh trả mẫu sao Hỏa phức tạp, phóng kép, có thể khởi động vào năm 2028 và cung cấp cho Trái đất những mẫu thử đầu tiên được thu thập từ Hành tinh Đỏ.

Wang Qiong cho biết, các sứ mệnh cùng với kế hoạch xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế vào những năm 2030 của Trung Quốc là nhằm "thúc đẩy việc sử dụng nguồn nhân lực để tạo ra một mô hình hợp tác quốc tế mới trong khám phá không gian nhằm đóng góp vào việc sử dụng không gian một cách hòa bình".

Khám phá vũ trụ từ mặt đất

Ngày 22/9/2022, tờ South China Morning Post cho biết Trung Quốc đang xây dựng kính thiên văn có thể quan sát lớn nhất thế giới, được gọi là QTT. Dự án do Đài quan sát thiên văn Tân Cương dẫn đầu sẽ giúp trả lời các câu hỏi khoa học vũ trụ và hướng dẫn khám phá không gian của Trung Quốc.

Việc xây dựng kính thiên văn vô tuyến có thể theo dõi hoàn toàn lớn nhất thế giới đã bắt đầu vào 21/9/2022 ở khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc.

Các nhà thiên văn học Trung Quốc cho biết kính thiên văn vô tuyến Qitai (QTT) sẽ giúp giải quyết một loạt câu hỏi, từ sự hình thành sao đến phát hiện sóng hấp dẫn, lỗ đen và vật chất tối.

Kính viễn vọng này cũng sẽ hỗ trợ Trung Quốc khám phá Mặt trăng, sao Hỏa và xa hơn nữa bằng cách cung cấp dịch vụ theo dõi tên lửa và tàu vũ trụ, với đĩa đường kính 110 mét của nó có thể hướng về bất kỳ hướng nào của bầu trời Bắc bán cầu.

Sau khi hoàn thành, kính QTT sẽ vượt qua Kính viễn vọng Robert C. Byrd Green Bank Telescope ở Mỹ - có đường kính 100 mét có thể quan sát được.

Hiện, Trung Quốc đã vận hành kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới - Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 mét (FAST) - nằm trong một vùng trũng tự nhiên ở vùng núi phía tây nam Quý Châu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Có lẽ nhiều người đã từng xem trên mạng bức ảnh này trông giống như một " vân lá", khó có thể tưởng tượng được dải Ngân hà lại ẩn chứa vô số vân lá này.

Đăng ngày: 29/09/2022
Nghiên cứu mới cho thấy Mặt trăng Enceladus tồn tại gần như tất cả các yêu cầu cơ bản của sự sống!

Nghiên cứu mới cho thấy Mặt trăng Enceladus tồn tại gần như tất cả các yêu cầu cơ bản của sự sống!

Enceladus là vệ tinh lớn thứ sáu của sao Thổ và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc tìm kiếm sự sống trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 29/09/2022
NASA thừa nhận khó triển khai sứ mệnh Artemis 1 trước tháng 11 tới

NASA thừa nhận khó triển khai sứ mệnh Artemis 1 trước tháng 11 tới

Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 28/9 thừa nhận sẽ rất khó để NASA có thể thực hiện vụ phóng tên lửa đưa tàu vũ trụ Orion lên Mặt trăng vào tháng 10.

Đăng ngày: 29/09/2022
Khoảnh khắc tàu NASA đâm vào tiểu hành tinh

Khoảnh khắc tàu NASA đâm vào tiểu hành tinh

Hình ảnh từ vệ tinh Italy và các kính viễn vọng mặt đất cho thấy khoảnh khắc tàu vũ trụ DART đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos và tác động sau đó.

Đăng ngày: 29/09/2022
Cú đâm của tàu NASA làm tiểu hành tinh bay lệch?

Cú đâm của tàu NASA làm tiểu hành tinh bay lệch?

Va chạm với tàu DART có thể khiến quỹ đạo tiểu hành tinh Dimorphos ngắn đi vài phút, nhưng các chuyên gia cần nhiều ngày để quan sát điều đó.

Đăng ngày: 28/09/2022
Chiếc đồng hồ độc đáo chứa bụi từ Hỏa tinh

Chiếc đồng hồ độc đáo chứa bụi từ Hỏa tinh

Mẫu đồng hồ nhằm tôn vinh hành trình khám phá Hỏa tinh của con người có giá khởi điểm 398 USD, chứa nhiều chi tiết liên quan đến sứ mệnh Perseverance của NASA.

Đăng ngày: 28/09/2022
Sau 4 năm được Elon Musk gửi vào vũ trụ, số phận chiếc Tesla Roadster 100.000 USD giờ ra sao?

Sau 4 năm được Elon Musk gửi vào vũ trụ, số phận chiếc Tesla Roadster 100.000 USD giờ ra sao?

Trong 4 năm qua, số phận của chiếc Tesla Roadster trong vũ trụ bao la vẫn là điều khiến nhiều người tò mò.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News