Kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới có thể chỉnh hướng
Trung Quốc bắt đầu chế tạo kính viễn vọng với mặt đĩa đường kính 110 m, có thể quay đến bất cứ hướng nào trên bầu trời Bắc bán cầu.
Qitai, kính viễn vọng vô tuyến có thể chỉnh hướng lớn nhất thế giới, bắt đầu được chế tạo ở Tân Cương, miền tây Trung Quốc, hôm 21/9. Nó sẽ vượt qua Robert C. Byrd Green Bank, kính viễn vọng có đường kính đĩa 100 m ở Mỹ.
Mô phỏng kính viễn vọng vô tuyến Qitai đường kính 110m, dự kiến chế tạo trong 6 năm ở Tân Cương, miền tây Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Các nhà thiên văn Trung Quốc cho biết, Qitai sẽ giúp giải quyết hàng loạt vấn đề, từ sự hình thành sao đến việc phát hiện sóng hấp dẫn, hố đen và vật chất tối. Kính viễn vọng mới cũng sẽ giúp Trung Quốc nghiên cứu Mặt trăng, sao Hỏa và các thiên thể xa hơn bằng cách cung cấp dịch vụ theo dấu tên lửa và tàu vũ trụ. Chiếc đĩa đường kính 110 m của nó có thể quay đến bất cứ hướng nào trên bầu trời Bắc bán cầu.
Dự án chế tạo Qitai do Đài quan sát Thiên văn Tân Cương phụ trách và sẽ hoàn thành trong khoảng 6 năm. Dự án chủ yếu do Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và chính quyền địa phương tài trợ. Việc chế tạo kính viễn vọng có ý nghĩa rất lớn với khu vực, xét về khía cạnh thu hút nhân tài và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, theo nhà thiên văn Wu Xuebin tại Đại học Bắc Kinh.
Trung Quốc hiện đã vận hành kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới - Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500m (FAST). FAST nằm trong một vùng trũng tự nhiên ở vùng núi phía tây nam tỉnh Quý Châu.
Tuy nhiên, bề mặt phản chiếu của FAST tương đối cố định, hạn chế vùng trời mà nó có thể quan sát, Wu cho biết. Ông nhận định, khả năng xoay theo mọi hướng và đường kính lớn chưa từng có của Qitai sẽ là "đóng góp lớn tiếp theo cho thế giới".
Qitai nằm trong một bồn địa hình chữ nhật có dân cư thưa thớt, xung quanh là các dãy núi. Điều này giúp tối thiểu hóa sự nhiễu vô tuyến. Kính viễn vọng mới nằm ở độ cao khoảng 1.800 m, giúp duy trì sự khô ráo và hơi nước không cản trở các quan sát.
Các thông số kỹ thuật của Qitai được nhà khoa học Wang Na, giám đốc Đài quan sát Thiên văn Tân Cương, phác thảo vào năm 2014. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientia Sinica Physica, Mechanica & Astronomica, Wang cho biết, Qitai sẽ có mặt đĩa dịch chuyển và được điều chỉnh bằng các bộ truyền động phía sau đĩa.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.
