Phi thuyền Nga đột ngột bay lên
Các chuyên gia của Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roskomos) lúng túng khi thấy độ cao của phi thuyền thám hiểm sao Hỏa, đang lang thang vô định trên không, tăng một cách bất thường.
Phi thuyền Phobos Grunt được phóng lên vào ngày 8/11 để lấy mẫu đất, đá trên vệ tinh Phobos của sao Hỏa. Nhưng sau khi tàu tách khỏi tên lửa đẩy, hai động cơ của nó không khởi động để bay về phía sao Hỏa. Vì thế tàu đang bay trên quỹ đạo thấp của trái đất và các chuyên gia nhận định độ cao của nó sẽ giảm dần sau khi điện trong các quả pin cạn kiệt. Các chuyên gia của Nga, châu Âu và Mỹ đang chạy đua với thời gian để liên lạc với tàu. Nếu nỗ lực đó thành công, họ có thể khởi động hai động cơ của nó.
Nhưng hôm qua ông Vitaly Davydov, phó giám đốc Roskomos, thông báo quỹ đạo của Phobos Grunt đang tăng và hiện tượng đó khiến các chuyên gia lúng túng.
“Thật không may, chúng tôi vẫn chưa liên lạc được với Phobos Grunt nên không hiểu chuyện gì đang xảy ra bên trong tàu”, RIA Novosti dẫn lời ông Davydov.
Davydov cho rằng độ cao của Phobos Grunt tăng do hệ thống điều khiển của nó vẫn hoạt động hoặc nhiên liệu rò rỉ.
Trước đó một chuyên gia vũ trụ Nga dự đoán rằng, do hiện tượng kháng khí động học, những quả pin của Phobos Grunt có chức năng giống như cánh nên nó bay cao hơn.
Roskomos từng dự đoán Phobos Grunt sẽ rơi xuống trái đất vào đầu tháng 1 năm sau do độ cao của nó giảm dần. Nhưng một chuyên gia nhận định Phobos Grunt sẽ rơi vào khoảng giữa tháng 3 do quỹ đạo của nó tăng.
Igor Lisov, tổng biên tập tạp chí Cosmonautics News, khẳng định các chuyên gia hầu như không có cơ hội liên lạc với tàu Phobos Grunt.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, Nga hứng chịu 17 thất bại trong nỗ lực thám hiểm sao Hỏa kể từ năm 1960. Thất bại gần nhất xảy ra vào năm 1996, khi tàu Mars-96 của Nga nổ tung trong quá trình phóng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
