Phi thuyền Trung Quốc trở về trái đất
Sáng nay tàu Thần Châu 10 đã lao xuống khu tự trị Nội Mông ở phía bắc của Trung Quốc, kết thúc chuyến bay vũ trụ có người dài ngày nhất của nước này.
China Daily đưa tin Thần Châu 10 lao xuống Nội Mông vào khoảng 8h sáng nay theo giờ Bắc Kinh. Ba phi hành gia rời khỏi tàu trong tình trạng sức khỏe tốt.
Các nhân viên hỗ trợ giúp các phi hành gia rời khỏi Thần Châu 10 sau khi tàu lao xuống khu vực Nội Mông vào sáng 26/6. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Trước đó, ba phi hành gia trong module Thiên Cung 1 đã sang tàu vào lúc 5h07. Tàu tách khỏi Thiên Cung 1 vào lúc 7h05 rồi bay vòng quanh nó. Sau đó hai thiết bị ghép nối một lần nữa. Mục đích của lần ghép nối này là giúp các chuyên gia vũ trụ Trung Quốc tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình xây dựng trạm không gian.
Bao Weimin, giám đốc kỹ thuật của bộ phận chế tạo phi thuyền thuộc tập đoàn Khoa học và Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, nói rằng trạm không gian của Trung Quốc sẽ có nhiều cổng kết nối. Vì thế các phi thuyền sẽ phải kết nối với trạm từ nhiều hướng khác nhau.
Nỗ lực tái kết nối của hai thiết bị cũng giúp các chuyên gia kỹ thuật trên mặt đất kiểm tra khả năng điều khiển phi thuyền và khả năng hoạt động của Thần Châu 10.
"Việc đó giống như điều khiển một máy bay phản lực. Phi công luôn muốn cải thiện kỹ năng điều khiển để họ có thể xử lý những tình huống khó khăn", một nhân viên giấu tên thuộc trung tâm điều khiển tàu Thần Châu 10 giải thích.
Thần Châu 10 bay lên quỹ đạo vào ngày 11/6, mang theo ba phi hành gia Nhiếp Hải Thắng, Vương Á Bình và Trương Hiểu Quang. Với chuyến bay này, Vương Á Bình trở thành người phụ nữ Trung Quốc thứ hai bay vào vũ trụ. Vương Á Bình đã thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học và giảng bài trong môi trường không trọng lượng trên quỹ đạo.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
