Phoenix tiếp cận khu vực có thể có băng trên sao Hoả
Tàu thăm dò Phoenix của Mỹ sau một tuần đáp xuống sao Hoả, nay đã tiếp cận một khu vực mà các chuyên gia dự đoán là có thể có băng - một bằng chứng về dấu hiệu của sự sống trên sao Hoả.
Sau 5 ngày hoạt động của tàu thăm dò Phoenix, Cơ quan Không gian và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vừa cho biết hai thông tin mới: hiện tượng đoản mạch xảy ra ở một thiết bị trên tàu; và có thể có băng trong các lớp địa tầng trên sao Hỏa.
Theo NASA, hiện tượng đoản mạch không liên tục (intermittent short circuit) đã xảy ra hôm 29/5 ở khối phổ kế thuộc “hệ thống phân tích khí thoát và nhiệt” (TEGA). Hệ thống này được sử dụng để nung và “ngửi” các mẫu đá và băng trên sao Hỏa để phân tích thành phần cấu tạo của chúng, nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh này.
![]() |
Hệ thống chụp ảnh nổi bề mặt (Surface Stereo Imager) trên Phoenix, có nhiệm vụ thu thập các ảnh riêng rẽ để kết hợp thành ảnh tổng quát.. (Ảnh: NASA, Space.com) |
Nhà khoa học William Boyton, thuộc Phòng thí nghiệm về Mặt trăng và hành tinh, cho rằng trục trặc này không nghiêm trọng. Theo ông, các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây đoản mạch và đang nghiên cứu biện pháp khắc phục sự cố. NASA cho biết các lệnh để giải quyết sự cố này sẽ được thiết kế và gửi đến Phoenix trong vài ngày tới.
Trong một diễn biến khác, NASA cho biết khi tàu thăm dò Phoenix đáp xuống sao Hỏa ngày 25/5, khói thoát ra từ động cơ đáp của con tàu đã thổi tung lớp đất trên sao Hỏa, để lộ ra một khu vực mà các chuyên gia cho rằng có thể là băng hoặc đá.
![]() |
Những khu vực mà cánh tay robot của Phoenix có thể với tới được trên bề mặt sao Hỏa (màu vàng: khu vực đá; màu xanh: các khu vực khác) - (Ảnh: NASA, Space.com) |
Trong một báo cáo về vấn đề này, tiến sĩ Ray Arvidson, thuộc Đại học Washington, cho biết: “Chúng tôi có thể thấy rõ là có băng hoặc đá trong vùng nổ của tên lửa đẩy lùi (retro-rocket) của Phoenix khi con tàu đáp xuống sao Hỏa. Chúng tôi đang xem xét cả 2 giả định này bằng cách thu thập thêm dữ liệu, trong đó có dữ liệu màu, từ camera trên cánh tay robot của con tàu”.
NASA cho biết Phoenix được thiết kế để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống sơ khai ở vùng cực Bắc của sao Hỏa. Con tàu cũng sẽ thực hiện các thử nghiệm để dò tìm dấu vết của các hợp chất hữu cơ trên hành tinh này. Ông Arvidson nói: “Trong quá trình đào và phân tích các lớp địa tầng sao Hỏa, chúng tôi sẽ biết rõ về cái mà chúng tôi đang nhìn thấy hiện nay”.
![]() |
Khói từ động cơ đáp của Phoenix đã thổi tung đất trên sao Hỏa, làm lộ ra một khu vực mà các chuyên gia cho là băng hoặc đá. (Ảnh: NASA, Space.com) |
Trúc Thịnh

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
