Phóng cụm gương giúp tăng sản xuất điện mặt trời trên Trái đất

Reflect Orbital, công ty khởi nghiệp ở California muốn phóng cụm gương lên quỹ đạo để truyền ánh sáng Mặt trời tới các nhà máy quang năng nhằm tăng sản xuất điện sau khi trời tối.

Ben Nowack, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Reflect Orbital, giới thiệu kế hoạch của công ty tại Hội nghị quốc tế về năng lượng từ không gian diễn ra cuối tháng 4, theo Space. Một nguyên mẫu vệ tinh phản chiếu ánh sáng của Reflect Orbital có thể phóng vào năm sau.

Phóng cụm gương giúp tăng sản xuất điện mặt trời trên Trái đất
Mô phỏng vệ tinh trang bị gương phản chiếu ánh sáng Mặt trời về Trái đất. (Ảnh: Security Lab).

Reflect Orbital muốn phát triển cụm 57 vệ tinh nhỏ quay quanh Trái đất ở quỹ đạo cực đồng bộ Mặt trời, tại độ cao 600km. Ở quỹ đạo đó, vệ tinh sẽ bay xung quanh Trái đất từ cực này tới cực kia. Các vệ tinh sẽ bay qua mỗi điểm trên Trái đất vào cùng thời gian trong ngày, hai lần trong vòng 24 giờ. Tổng cộng, 57 vệ tinh sẽ cung cấp thêm 30 phút ánh nắng cho nhà máy điện, vào thời gian cần năng lượng nhất, theo Nowack.

Chi phí của pin quang năng đã giảm 90% trong 15 năm qua, theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế, và hiệu suất của chúng tiếp tục gia tăng nhờ tiến bộ về công nghệ quang điện. Nhờ đó, điện Mặt trời hiện nay là dạng điện rẻ nhất có sẵn với nhân loại, theo Carbon Brief.

Nhưng bản chất không liên tục của sản xuất năng lượng Mặt trời là vấn đề mà các chuyên gia vẫn chật vật tìm cách giải quyết. Vào ngày âm u, nhà máy quang năng sản xuất kém hơn khi trời quang đãng. Ban đêm, sản xuất năng lượng Mặt trời ngừng hoàn toàn. Hệ thống pin và những dạng năng lượng tái tạo khác có thể bù đắp phần thiếu. Tính đến nay, nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện vẫn đóng vai trò dự phòng.

Vệ tinh của Reflect Orbital chỉ nặng 16kg và trang bị gương từ sợi mylar kích thước 9,9 x 9,9 m để triển khai trong quỹ đạo. Mylar là vật liệu nhựa dùng để làm tấm cách nhiệt và đóng gói trong không gian. Những chiếc gương sẽ được điều chỉnh để tập trung ánh sáng thành một chùm hẹp có thể chuyển hướng và tập trung dựa trên nhu cầu của nhà vận hành trang trại Mặt trời.

Năm ngoái, Reflect Orbital thử nghiệm gương trên khí cầu trôi nổi ở độ cao 3 km phía trên trang trại Mặt trời. Họ có thể sản xuất 500 watt năng lượng/m2 pin quang năng. Công ty đã kêu gọi đủ vốn đầu tư để phóng vệ tinh thử nghiệm đầu tiên vào không gian năm 2025.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lò phản ứng thu nhỏ - giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt trăng

Lò phản ứng thu nhỏ - giải pháp cung cấp năng lượng cho các căn cứ Mặt trăng

Các phi hành gia sống trên Mặt Trăng sẽ cần rất nhiều năng lượng, nhưng họ không thể mang theo nguồn cung nhiên liệu bên mình.

Đăng ngày: 05/05/2024
Vực thẳm ngoài hành tinh tiết lộ dấu hiệu sự sống tiềm năng

Vực thẳm ngoài hành tinh tiết lộ dấu hiệu sự sống tiềm năng

Những chuyển động tinh vi trên bề mặt một thế giới ngoài hành tinh có thể là bằng chứng về một đại dương tràn ngập sự sống.

Đăng ngày: 04/05/2024
Tiểu hành tinh quay nhanh kỷ lục đâm xuống Trái Đất

Tiểu hành tinh quay nhanh kỷ lục đâm xuống Trái Đất

2024 BX1, tiểu hành tinh lao xuống Trái đất hôm 21/1, quay nhanh hơn bất cứ vật thể gần Trái đất nào từng ghi nhận.

Đăng ngày: 03/05/2024
Thứ chưa từng thấy trong vũ trụ hiện ra giữa Tinh vân Chân Mèo

Thứ chưa từng thấy trong vũ trụ hiện ra giữa Tinh vân Chân Mèo

Tinh vân Chân Mèo là một " vườn ươm sao" bí ẩn cách Trái Đất 5.500 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 03/05/2024
Kế hoạch sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ

Kế hoạch sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ

Công ty Virtus Solis dự định sử dụng tên lửa Starship để phóng pin mặt trời rộng một kilomet giúp sản xuất và truyền điện trong không gian.

Đăng ngày: 03/05/2024
Bữa ăn đầu tiên của con người trên vũ trụ là gì?

Bữa ăn đầu tiên của con người trên vũ trụ là gì?

Phi hành gia Yuri Gagarin là người đầu tiên ăn uống ngoài không gian vào năm 1961, với thức ăn dạng nhuyễn đựng trong ống tuýp.

Đăng ngày: 03/05/2024
Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Những phát hiện từ tàu vũ trụ BepiColombo của châu Âu - Nhật Bản có thể lý giải cách một hành tinh giống Trái Đất trở thành " hỏa ngục".

Đăng ngày: 02/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News