Phóng hạ cánh tên lửa Falcon 9 thành công nhưng SpaceX lại phá hủy vệ tinh tuyệt mật Zuma
Đây là vệ tinh tỷ USD thứ hai mà SpaceX đã phá hủy trong nhiệm vụ phóng tên lửa của mình.
Mở đầu năm 2018, SpaceX đã thành công trong việc phóng tên lửa Falcon 9 và hạ cánh quay trở lại Trái đất. Tên lửa Falcon 9 cất cánh từ căn cứ Cape Canaveral, Florida vào 8 giờ tối ngày Chủ nhật vừa qua (theo giờ địa phương). Tuy nhiên nhiệm vụ lần này của SpaceX lại là một sự thất bại đáng xấu hổ.
Trong lần phóng tên lửa này, SpaceX được trao nhiệm vụ mang theo một món hàng đặc biệt lên quỹ đạo Trái đất. Đó là một vệ tinh tuyệt mật của quân đội Mỹ, gọi tên là Zuma. Theo báo cáo, vệ tinh Zuma đã không được đưa vào quỹ đạo và bị phá hủy trong lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX.
Vệ tinh Zuma đã không được đưa vào quỹ đạo và bị phá hủy trong lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX.
Báo cáo của Wall Street Journal cho biết, khi tên lửa Falcon 9 tách ra ở giai đoạn thứ 2, vệ tinh Zuma được gắn liền với thành phần này và đã không thể tách ra khỏi theo đúng như kế hoạch. Do đó, vệ tinh Zuma được cho là đã rơi trở lại bầu khí quyển Trái đất cùng với giai đoạn thứ 2 của tên lửa Falcon 9 và đã bị phá hủy hoàn toàn.
Tên lửa Falcon 9 bao gồm hai giai đoạn, khi đạt đến độ cao nhất định thì tên lửa đẩy của giai đoạn thứ 2 sẽ được tách rời khỏi phần chính của tên lửa (giai đoạn thứ nhất) và rơi tự do vào bầu khí quyển, tự đốt cháy. Theo kế hoạch thì đây là lúc vệ tinh Zuma sẽ được tách rời khỏi giai đoạn 2 và bay vào quỹ đạo Trái đất. Sau khi hoàn thành, giai đoạn thứ nhất của Falcon 9 quay trở lại và hạ cánh trên Trái đất.
Do tính chất tuyệt mật của nhiệm vụ này, SpaceX và quân đội Mỹ không tiết lộ chi tiết về vệ tinh Zuma. Chúng ta chỉ biết rằng vệ tinh này có tên mã là Zuma và có thể được đưa lên quỹ đạo Trái đất như một vệ tinh do thám. Chính phủ Mỹ đã chọn Northrop Grumman là nhà sản xuất và triển khai dự án, Northrop lại chọn SpaceX là đơn vị phóng vệ tinh lên quỹ đạo.
Trước đó, SpaceX đã từng thực hiện việc phóng tàu vũ trụ X-37B của Không quân Hoa Kỳ và được chấp thuận cho các nhiệm vụ phóng vệ tinh thuộc an ninh quốc gia.
Theo WSJ, vệ tinh Zuma có thể trị giá tới hàng tỷ USD.
Cách đây không lâu, SpaceX cũng đã từng thất bại trong một nhiệm vụ phóng vệ tinh internet của Facebook vào tháng 9 năm 2016. Vệ tinh trị giá 2 tỷ USD của Facebook đã bị phá hủy hoàn toàn, cùng với tên lửa Falcon 9 khi phát nổ trên không trung.
Việc thất bại trong sứ mệnh phóng vệ tinh Zuma có thể khiến SpaceX đánh mất những hợp đồng lớn với quân đội Mỹ vào tay các đối thủ Boeing và Lockheed Martin. Đây là một mất mát rất lớn đối với SpaceX và tỷ phú Elon Musk.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
