Phòng ngừa ung thư vùng cổ họng

Vùng cổ họng thường xuyên đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm và nghiêm trọng hơn, đó là ung thư. Làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa ung thư tại vùng “cửa ngõ” này ?

  • Những hiểu biết cần có về ung thư vòm họng
  • Triệu chứng ung thư vòm họng

Cách phòng ngừa ung thư vùng cổ họng

Tại các phòng khám tai mũi họng, ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám bệnh vì lo sợ mình bị ung thư vòm mũi họng. Theo các số liệu thống kê quốc tế, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có tỷ lệ người bị các chứng ung thư vùng cổ họng cao hơn phần còn lại của thế giới.

Phòng ngừa ung thư vùng cổ họng
Ảnh: Shutterstock

Tuy nhiên, thông tin về bệnh này còn rất ít và không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận được, dẫn đến tình trạng người bệnh thường hoang mang lo lắng quá mức do hiểu nhầm về bệnh, thậm chí còn nhầm lẫn giữa triệu chứng của viêm họng, viêm xoang mũi thông thường với các bệnh ung thư. Sự nhầm lẫn này dẫn tới việc bệnh nhân có thái độ, ý thức sai đối với tình trạng sức khỏe của bản thân, hậu quả là đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng.

Vì đâu nên nỗi ?

Có nhiều loại ung thư ở khu vực cổ họng, mỗi loại ung thư có triệu chứng, nguyên nhân khác nhau, do đó cách điều trị cũng khác nhau.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Phan Như Tuấn - Trưởng phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng (Phòng khám đa khoa Ngọc Minh), những ung thư hay gặp ở vùng đầu mặt cổ gồm có: ung thư amidan, ung thư vòm, ung thư tuyến giáp và ung thư thanh quản, ung thư hạch. Trong đó, ung thư vòm họng là loại thường gặp nhất ở vùng đầu cổ. Đây là loại ung thư rất phổ biến, có tỷ lệ gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Bác sĩ Phan Như Tuấn cho biết các yếu tố nguy cơ dẫn tới những ung thư vùng đầu mặt cổ kể trên có hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất là do thói quen sinh hoạt; nhóm thứ hai là môi trường sống. Cụ thể, các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, sinh hoạt không điều độ hay môi trường ô nhiễm, kể cả thực phẩm kém an toàn vệ sinh... đều làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Những gì kích thích cơ thể phải phản ứng lại nhằm bảo vệ cơ thể ngày này qua tháng khác đều có khả năng đột biến sinh ung thư, một phần nhỏ khác là do di truyền. Hiện nay, khoa học cũng đang tìm mối liên quan giữa vi rút Epstein-Barr và ung thư vòm mũi họng. Hầu như các bệnh nhân bị ung thư vòm mũi họng đều có vi rút Epstein-Barr trong mô ung thư và xét nghiệm có vi rút Epstein-Barr trong máu.

Đối với ung thư amidan và ung thư vòm, dấu hiệu sớm là thường có chảy máu mũi và khạc ra máu kèm theo hạch cổ.

Đối với ung thư thanh quản, dấu hiệu sớm thường là khàn tiếng và có hạch góc hàm một hoặc hai bên.

Ung thư tuyến giáp thường dấu hiệu sớm là mệt mỏi kéo dài và xuất hiện hạch cổ viêm.

Phòng ngừa ung thư vùng cổ họng

Chi tiết hơn, các triệu chứng cảnh báo bạn có thể mắc một loại ung thư vùng cổ họng bao gồm:

  • Khó nuốt - đây là biểu hiện sớm nhất giúp bạn nhận biết sự bất thường ở vòm họng, có thể một khối u đang phát triển ở cổ họng, gây cản trở “lưu thông”. Bề mặt thanh quản thô ráp: nhiều người hay nhầm lẫn cảm giác này với viêm họng hạt hay khô họng khi cảm cúm.
  • Thay đổi giọng nói - sự phát triển, biến đổi của các tế bào ung thư trong thanh quản sẽ khiến giọng nói biến đổi.
  • Ho kéo dài: ho kéo dài khiến bạn bị khan giọng đi sau khi đã hết ho; đây có thể là điểm khởi đầu cho căn bệnh ung thư vòm họng.
  • Chảy máu cam: chảy nước mũi kèm theo máu hoặc chảy máu cam bất thường là dấu hiệu để các bác sĩ chẩn đoán ung thư vòm họng.
  • Nổi hạch cổ: vòm họng có các mô hạch bạch huyết, khi các tế bào ung thư phát triển nó sẽ khiến các hạch bạch huyết ở vùng cổ sưng, cứng nhưng không gây đau. Giảm thính lực: nghe kém, ù tai, đặc biệt chỉ xảy ra một bên.

Trên thực tế, tùy từng bệnh nhân, có người phát triệu chứng này mà không có triệu chứng kia. Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Phòng và điều trị

Không có phương pháp nào có thể phòng ung thư vòm mũi họng một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, có thể làm giảm hoặc tránh các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, ít rượu bia, thuốc lá.

Giảm ăn các chất mắm muối sẽ giúp khu vực cổ họng bớt tiếp xúc với tác nhân kích thích. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tránh tiếp xúc chất độc hại, khói bụi... là những biện pháp phòng ngừa quan trọng khác.

Hiện phương pháp phổ biến nhất để phát hiện ung thư vòm họng là nội soi. Theo lời khuyên của các bác sĩ, một người bình thường nên khám và nội soi vòm mũi họng từ 1 - 2 lần/năm để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

Với người có nhiều yếu tố nguy cơ và đặc biệt là có nhiễm vi rút Epstein-Barr, nên khám và nội soi tai mũi họng 2 - 3 lần/năm. Khi có các triệu chứng nghi ngờ kéo dài trên 2 tuần, nên khám với bác sĩ tai mũi họng và yêu cầu được nội soi vòm mũi họng.

Theo bác sĩ Phan Như Tuấn, trong các loại ung thư kể trên, nếu phát hiện sớm và tuân thủ điều trị thì ung thư tuyến giáp và ung thư thanh quản có tỷ lệ sống lâu rất cao còn ung thư vòm và amidan thì thấp hơn.

Hiện nay, tình trạng “tự khám”, “tự chữa” hoặc nhờ “bác sĩ Google” đang khá phổ biến ở Việt Nam, trong đó có các bệnh răng miệng. Nhiều người bệnh khi có các triệu chứng bất thường ở cổ họng thường tìm đến nhà thuốc để mua các loại thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này có thể giúp chữa trị những chứng viêm nhiễm, cảm cúm thông thường nhưng không thể trị khỏi ung thư. Kiểu tự chữa này còn làm cho bệnh tiến triển không kiểm soát, đến khi phát hiện thì tình trạng đã trở nên quá nghiêm trọng.

Bác sĩ Tuấn khuyên, để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vùng đầu mặt cổ, nên có lối sống sinh hoạt lành mạnh, điều độ và kiểm tra sức khỏe tổng quát mỗi năm ít nhất hai lần tại những cơ sở y tế uy tín.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News