Phóng ra từ lỗ đen, "rồng xanh" kinh dị khiến mọi thứ phát nổ

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã chụp được một vật thể khủng khiếp dài tận 3.000 năm ánh sáng, được sinh ra từ lỗ đen quái vật.

Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi nhà vật lý thiên văn Alec Lessing từ Đại học Starford (Mỹ) đã phân tích dữ liệu Hubble và phát hiện một vệt plasma rực lửa dài 3.000 năm ánh sáng, phát ra từ lỗ đen quái vật nặng gấp 6,5 tỉ Mặt Trời ở tâm thiên hà M87.

Vệt plasma nói trên trông như một con rồng lửa xanh sáng hay một tia lửa điện khổng lồ, phóng vụt ra từ lỗ đen và gây ra thảm họa cho mọi thứ trên và xung quanh đường đi.


Ảnh minh họa một luồng tia khủng khiếp có nguồn gốc từ lỗ đen quái vật lướt qua một hệ sao gồm sao lùn trắng và sao khổng lồ đỏ - (Ảnh: NASA/ESA).

Vệt xanh sáng đó chính là luồng phản lực nóng bỏng, năng lượng cao, được tạo ra như cú "ợ hơi" của lỗ đen sau khi nuốt vật chất.

Luồng phản lực kiểu này từng được quan sát nhiều lần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nó xuất hiện cùng một loạt vụ nổ bí ẩn.

Cụ thể hơn, các tác giả phát hiện một loạt hệ sao đôi gần đó đang tạo ra các vụ nổ tân tinh nhiều hơn mức bình thường.

Tân tinh thường xảy ra trong các hệ sao đôi sau khi một sao lùn trắng - "thây ma" của một ngôi sao chết - đánh cắp nhiên liệu hydro từ ngôi sao đồng hành.

Đôi khi vì quá no, sao lùn trắng sẽ phát nổ như quả bom hạt nhân khổng lồ và tống đi một phần khối lượng nhưng không chết hẳn như trong vụ nổ siêu tân tinh.

"Có điều gì đó mà tia phản lực đang làm với các hệ thống sao đang di chuyển vào khu vực lân cận" - TS Lessing nói.

Rất có thể luồng tia đã tống thêm nhiên liệu hydro vào các sao lùn trắng, khiến chúng mau no và phải giải phóng nhiên liệu thường xuyên hơn.

Tuy vậy, cũng có khả năng đó là do tác động của áp suất ánh sáng phát ra từ con rồng lửa, hoặc một thứ gì đó đã tăng gấp đôi tốc độ truyền vật chất từ ngôi sao đồng hành vào các sao lùn trắng.

Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học sẽ cần soi vào không gian xung quanh các luồng phản lực khác từ các lỗ đen khác, để xem liệu chúng ảnh hưởng như thế nào với các dạng môi trường xung quanh khác nhau.

Tuy nhiên, rõ ràng rằng các cú "ợ hơi" của lỗ đen quái vật không đơn giản như chúng ta tưởng và có thể đóng nhiều vai trò hơn trong sự phát triển của vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News