Phóng tàu con thoi từ máy bay chở khách
Một công ty của Thụy Sĩ vừa tiết lộ kế hoạch phát triển hệ thống phóng tàu con thoi mang theo vệ tinh từ lưng của một máy bay chở khách Airbus.
Công ty Space Systems của Thụy Sĩ cho biết họ đang phát triển hệ thống phóng tàu con thoi mang theo vệ tinh từ một máy bay chở khách Airbus. Chi phí cho một vụ phóng vệ tinh từ hệ thống này chỉ khoảng 7 triệu Bảng, bằng 1/2 chi phí phóng vệ tinh bằng tên lửa từ mặt đất hiện nay.
Mô hình phóng tàu con thoi từ máy bay chở khách Airbus A300.
Hệ thống phóng S3 sử dụng một máy bay Airbus A300 - loại máy bay có khả năng hoạt động trong điều kiện không trọng lực và có khả năng mang theo vệ tinh nặng tới 250kg. Dự định, hệ thống này sẽ được khai thác vào năm 2017.
Sau khi được máy bay Airbus A300 đưa lên độ cao 10km, tàu con thoi sẽ kích hoạt động cơ và bay lên độ cao cách mặt đất 80km. Tiếp đó, cửa của tàu con thoi sẽ được mở ra để phóng vệ tinh lên quỹ đạo đã định sẵn.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu con thoi sẽ trở về Trái đất bằng cách hạ cánh xuống một sân bay tương tự tàu con thoi của Mỹ và được tái sử dụng cho các sứ mệnh sau. Công ty Space Systems cũng dự định xây dựng một sân bay vũ trụ riêng ở Payerne (Thụy Sĩ).
Ảnh minh họa quá trình đưa vệ tinh lên quỹ đạo bằng máy bay Airbus A300.
Các quốc gia khác như Malaysia và Ma-Rốc tuyên bố rằng họ sẵn sàng hợp tác với công ty Space Systems để xây dựng sân bay vũ trụ tại các nước này. Ngoài ra, công ty của Thụy Sĩ cũng đang đàm phán với một số đối tác tiềm năng khác.
Hệ thống S3 sẽ là đối thủ cạnh tranh với hệ thống phóng LauncherOne của công ty Virgin Galactic. Chủ tịch của công ty Virgin Galactic, ông Richard Branson cho biết hệ thống phóng của họ có thể đưa vệ tinh lên không gian với chi phí thấp.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
