"Phù thủy cây lúa" Võ Tòng Xuân và những đóng góp cho khoa học

GS Võ Tòng Xuân là người được mệnh danh "phù thủy cây lúa", với những cống hiến đặc biệt cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Theo nguồn tin từ Đại học Nam Cần Thơ, GS TS, nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự nhà trường, vừa qua đời sáng nay (19/4) tại một bệnh viện ở TPHCM.

GS TS Võ Tòng Xuân sinh năm 1940 tại An Giang. Ông được biết đến là chuyên gia hàng đầu, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu về nông nghiệp của Việt Nam. Ông cũng là chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam hỗ trợ vấn đề an ninh lương thực cho các nước trong khu vực.

Phù thủy cây lúa Võ Tòng Xuân và những đóng góp cho khoa học
GS TS Võ Tòng Xuân qua đời ở tuổi 84 (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

Năm 1971, giữa lúc sự nghiệp đang thăng tiến tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) với mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng và môi trường làm việc tân tiến, ông lại khăn gói về Việt Nam với mức lương thấp hơn chỉ vì muốn đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp cho quê nhà theo lời mời của Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Tình yêu khoa học và sự khát khao tái thiết đất nước của ông vẫn như dòng chảy mãnh liệt trong con người luôn vượt lên khổ nhọc.

Sau khi trở về nước, ông công tác tại Trường Đại học Cần Thơ. Tại đây, cùng các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiếp tục thực hiện các đề tài liên quan đến kỹ thuật trồng lúa và công bố nhiều bài báo khoa học, phổ biến kỹ thuật và chính sách nông nghiệp.

Cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở Việt Nam đã được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nỗ lực của GS TS Võ Tòng Xuân trong việc phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh, góp phần củng cố an ninh lương thực toàn cầu.

Ông đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến giống IR36 trên khắp các vùng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công ở Đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với nông dân để áp dụng các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến.

Nhờ các sáng kiến này, GS Xuân đã thúc đẩy mở rộng khả năng tiếp cận với hạt giống lúa chất lượng và tăng cường sản lượng lúa gạo với chi phí thấp hơn mà không sử dụng hóa chất độc hại.

Phù thủy cây lúa Võ Tòng Xuân và những đóng góp cho khoa học
GS Võ Tòng Xuân đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến giống lúa IR36, tạo ra tác động tích cực đến cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới (Ảnh: Getty).

Nhờ nỗ lực của GS Xuân và các cộng sự, việc phổ biến rộng rãi IR36 và các giống lúa khác đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất lúa gạo, với sản lượng tăng lên đến 600 triệu tấn vào những năm 2000.

Ngoài IR36, giống lúa IR64 cũng đã được trồng rộng rãi trên 10 triệu ha trong vòng hai thập kỷ kể từ khi được đưa ra thị trường. Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của ông còn mang lại nhiều lợi ích cho các nước nghèo ở Châu Phi, tạo ra tác động tích cực đến cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới.

GS Xuân từng chia sẻ: "Những ai hiểu tôi đều biết rằng, tôi không chạy theo mong muốn chuyên môn nếu như không phải vì người nông dân". Thấm thía lời Bác dạy, GS Xuân luôn tự nhắc nhở bản thân, rằng: "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh".

Phù thủy cây lúa Võ Tòng Xuân và những đóng góp cho khoa học
GS. Võ Tòng Xuân là nhà khoa học Việt đầu tiên được vinh danh tại giải thưởng VinFuture với công trình "Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh" (Ảnh: Giải thưởng VinFuture).

"Người cha già" của giống lúa IR36 cũng luôn tâm niệm rằng, nếu tìm ra cách nào làm cho người nông dân đạt nhiều tấn lúa, đỡ khổ cực, thì ông càng "đạt chỉ tiêu".

Tháng 12/2023, GS Võ Tòng Xuân trở thành nhà khoa học Việt đầu tiên được vinh danh tại giải thưởng VinFuture với công trình "Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh".

Trước đó, GS Võ Tòng Xuân được phong giáo sư Nông học (1980), Anh hùng Lao động (1985) và là đại biểu Quốc hội 3 khóa liền (II, III, IV). 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Robert Cocking và cú nhảy dù tử thần

Robert Cocking và cú nhảy dù tử thần

Anh- Cách đây 187 năm, Robert Cocking thực hiện cú nhảy dù từ khinh khí cầu tại Vauxhall Gardens từ độ cao 1.500 m và tử vong sau đó.

Đăng ngày: 19/08/2024
Margaret Profet - Thần đồng trong giới sinh học

Margaret Profet - Thần đồng trong giới sinh học

Dù không được đào tạo chính thức về lĩnh vực sinh học, song Margaret J. " Margie" Profet đã đưa ra một số giả thuyết liên quan đến cơ thể phụ nữ và tạo ra một cuộc tranh cãi kéo dài hàng thập kỷ.

Đăng ngày: 15/08/2024
Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính

Eunice Newton Foote - Nhà khoa học đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính

Eunice Newton Foote (17/7/1819 - 30/9/1888) là một nhà khoa học, nhà phát minh người Mỹ. Bà được cho là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và kết luận về hiệu ứng nhà kính từ năm 1856.

Đăng ngày: 02/08/2024
Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa

Bé trai Trung Quốc tự viết 600 dòng code để phóng tên lửa

Yan Hongsen tự học viết code, vật lý và hóa học để chế tạo tên lửa. Lần phóng đầu tiên chưa thực sự thành công nhưng cậu bé vẫn không bỏ cuộc.

Đăng ngày: 29/07/2024
Câu chuyện bi thảm phía sau cô gái được hôn nhiều nhất thế giới

Câu chuyện bi thảm phía sau cô gái được hôn nhiều nhất thế giới

Không ai biết cô gái tên là gì. Mọi người đều không rõ tuổi tác và hoàn cảnh cũng như cuộc đời đã đưa cô tới Paris thế nào để rồi chết đuối ở sông Seine.

Đăng ngày: 17/07/2024
Câu chuyện về vị tu sĩ liêm chính đã dự đoán về sự tồn tại của lỗ đen, gần 100 năm trước khi Albert Einstein ra đời

Câu chuyện về vị tu sĩ liêm chính đã dự đoán về sự tồn tại của lỗ đen, gần 100 năm trước khi Albert Einstein ra đời

Gần 200 năm trước khi giới khoa học công nhận sự tồn tại của lỗ đen, một tu sĩ người Anh có tên John Michell đã công bố ý tưởng táo bạo về một vật thể vũ trụ lạ kỳ. Vậy tại sao tu sĩ Michell không “viral”?

Đăng ngày: 11/07/2024
Nhà khoa học nữ có phát hiện đi trước thời đại

Nhà khoa học nữ có phát hiện đi trước thời đại

Barbara McClintock (16/6/1902 - 2/9/1992) là một nhà khoa học người Mỹ. Bà dành cả sự nghiệp của mình nghiên cứu về ngô và di truyền học tế bào của ngô.

Đăng ngày: 08/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News