Phục dựng gương mặt người Việt cổ

Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phục chế "dung nhan" tổ tiên người Việt từ những hộp xương sọ có độ tuổi hàng nghìn năm. Dự kiến giữa năm 2007, bộ sưu tập 5 người Đông Sơn hoàn chỉnh sẽ được trưng bày.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt tâm sự, ông đã nghiên cứu hàng trăm tấm phim chụp X-quang các gương mặt của con người hiện nay vùng châu thổ sông Hồng. Ông cũng từng sang Đức và một số nước để học hỏi kinh nghiệm phục chế khuôn mặt từ một hộp xương sọ.

Tiến sĩ Việt say sưa với công việc phục dựng khuôn mặt người Việt cổ. (Ảnh: KH & ĐS)

"Cụ tổ" mà tiến sĩ Việt chọn xương để phục dựng khuôn mặt là một cô gái trẻ, được chôn ở di chỉ Động Xá, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Theo đồ tuỳ táng và các thông số khoa học, người phụ nữ này tạ thế khi vừa 17 tuổi, răng khôn có chiếc đã mọc, có chiếc mới nhú. Theo ông Việt, độ vẩu của răng khá cao, có thể do hồi đó bà con ăn nhiều thức ăn thô, nên hàm phải nhai lại nhiều lần.

Hiện đã có 5 chiếc sọ người Đông Sơn được phục dựng chân dung: Hai phụ nữ và ba đàn ông ở các lứa tuổi và dạng hộp sọ khác nhau. Những sọ này được chọn trong 60 bộ xương thời Đông Sơn, khai quật tại khu mộ cổ Động Xá, Hưng Yên cuối năm 2004.

Các nhà phục chế của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã mất hơn 6 tháng để tẩy rửa, gắn chắp các bộ xương này. Để có thể phục dựng chân dung các sọ đã chọn, nhóm nghiên cứu tập hợp mọi chỉ số tương quan phần mềm mà các nhà khoa học Nga, Anh, Mỹ đã công bố. Đồng thời, họ chụp X-quang 100 đầu người và thu thập, nghiên cứu hơn 100 bộ khuôn hàm răng của người Hưng Yên hiện đại.

Trên cơ sở so sánh, phân tích các chỉ số quốc tế và Việt Nam, sau khi giám định tuổi, giới tính và các đặc trưng chủng tộc, chân dung các sọ này được tạo theo phương pháp phối hợp cách ghép cơ của Gerasimov vừa dùng các điểm chuẩn liên kết (Gerasimov, ở Nga, là người xây dựng chỉ số tương quan giữa bề dày phần mềm với nền sọ). Các chỉ số dùng cho sọ Đông Sơn được hiệu chỉnh trên cơ sở phân tích các ảnh X-quang và quy luật cổ dinh dưỡng.

Hộp sọ do các nhà khoa học phương Tây tái tạo.
(Ảnh: KH & ĐS)

Các nhà nghiên cứu đang xây dựng phòng thí nghiệm phục dựng mặt người và bảo quản gỗ vải khảo cổ ngập nước đầu tiên ở Đông Nam Á tại Quảng Yên, Quảng Ninh. Các hài cốt Đông Sơn đã tạo lại chân dung đang được hoàn tất phần phục dựng cơ thể và trang phục theo đúng những loại vải và cách dệt đồ tuỳ táng đã khai quật. Dự kiến vào giữa năm 2007, Trung tâm sẽ cho ra mắt công chúng và giới khoa học 5 người Đông Sơn được phục dựng hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Đăng ngày: 23/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Đăng ngày: 10/06/2025
Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong

Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong

Các nhà khảo cổ học gần đây mới phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông.

Đăng ngày: 28/05/2025
Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Các nhà khoa học cho rằng thiết bị này sở hữu cấu trúc rất phức tạp, có thể theo dõi Mặt trời và Mặt trăng.

Đăng ngày: 26/05/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 21/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News