Phục dựng khuôn mặt người phụ nữ giàu có thuộc nền văn minh bí ẩn sống cách đây 2.000 năm

Các chuyên gia phục dựng thành công khuôn mặt người phụ nữ có địa vị cao thuộc nền văn minh bí ẩn Nabatea nhờ dựa vào hài cốt dưới mộ.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhóm nhà khảo cổ học, nhà khoa học pháp y và nhà chế tạo mô hình tại Hội đồng Hoàng gia AlUla (RCU) tái tạo khuôn mặt của một phụ nữ người Nabatea sống cách đây hơn 2.000 năm, Ancient Origins hôm 7/2 đưa tin.

Phục dựng khuôn mặt người phụ nữ giàu có thuộc nền văn minh bí ẩn sống cách đây 2.000 năm
Khuôn mặt của người phụ nữ giàu có mang tên Hinat. (Ảnh: RCU).

Người phụ nữ được gọi là Hinat, an nghỉ trong một hầm mộ ở ngoại ô Hegra, Arab Saudi. Hầm mộ vẫn trong tình trạng bảo tồn tốt và chứa hài cốt của khoảng 80 người, bao gồm một số cá nhân khả năng cao là họ hàng.

Hài cốt của Hinat nguyên vẹn hơn hầu hết những hài cốt khác dưới hầm mộ. Do đó, người phụ nữ này được lựa chọn cho dự án phục dựng khuôn mặt vào năm 2019. Các chuyên gia nhận định, Hinat là một phụ nữ Nabatea giàu có, địa vị xã hội cao, sống vào thế kỷ 1 trước Công nguyên.

Quá trình phục dựng có sự tham gia của nhiều nhà khảo cổ học, nhân chủng học, chuyên gia pháp y và một nhà điêu khắc 3D. Tháng 9/2019, nhóm chuyên gia này tập trung tại London để thảo luận về ngoại hình và trang phục của Hinat. Họ cũng lập hồ sơ nhân vật với thông tin về quần áo, tóc và đồ trang sức.

Tháng 7/2020, các chuyên gia hoàn thành bản tái tạo 3D. Sau đó, họ chế tạo tượng bán thân của Hinat bằng silicon, bổ sung lớp trang điểm, hoa tai và từng sợi tóc. Tiếp theo, họ khoác cho bức tượng bộ đồ vải lanh dệt thủ công, tương tự những mảnh vải được tìm thấy trong các hầm mộ ở Hegra.

Đây là lần đầu tiên giới chuyên gia phục dựng khuôn mặt một phụ nữ Nabate theo phương pháp này, mang đến cơ hội quý giá giúp khắc họa diện mạo của người Nabatea. "Một trong những vấn đề khi nghiên cứu khảo cổ về người Nabatea là thiếu hình ảnh. Họ không được khắc họa thường xuyên trong các tác phẩm nghệ thuật của chính họ. Suốt nhiều thập kỷ làm việc tại các địa điểm khảo cổ Nabatea, chúng tôi cũng không khai quật được nhiều hài cốt", tiến sĩ Christopher A. Tuttle, chuyên gia về người Nabatea, cho biết.

Việc tái tạo khuôn mặt Hinat là một thành tựu quan trọng góp phần làm sáng tỏ cuộc sống của nền văn minh bí ẩn Nabatea. Đây cũng là một ví dụ về cách công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) làm thay đổi lĩnh vực khảo cổ học và lịch sử.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái vật ăn thịt kỷ Jura xuất hiện từ tổ tiên ma,

Quái vật ăn thịt kỷ Jura xuất hiện từ tổ tiên ma, "cháu họ" còn tồi tại?

Những hóa thạch lâu đời nhất của quái vật kỷ Jura thalattosuchia vừa được khai quật tại Anh và Thổ Nhĩ Kỳ càng khiến các nhà khoa học bối rối, vì cho thấy chúng như trên trời rơi xuống cây sự sống Trái đất.

Đăng ngày: 08/02/2023
Phát hiện mới về quái thú khổng lồ và loài người đáng sợ sống song song chúng ta

Phát hiện mới về quái thú khổng lồ và loài người đáng sợ sống song song chúng ta

Một nghiên cứu mới dựa trên hài cốt của 70 cá thể thuộc về một loài quái thú khổng lồ, nặng 13 tấn, đã vén màn bí ẩn về thời kỳ 125.000 năm trước, thấp thoáng bóng hình một loài người thợ săn.

Đăng ngày: 07/02/2023
Khám phá 2 bia đá quý và lạ trong 27 bảo vật quốc gia mới được công nhận

Khám phá 2 bia đá quý và lạ trong 27 bảo vật quốc gia mới được công nhận

Trong 27 bảo vật quốc gia mới được công nhận, có 2 bia đá thuộc về cổ tự ở Hà Nam và Bắc Ninh.

Đăng ngày: 07/02/2023
Tìm thấy mũi lao 13.900 năm găm trên xương voi răng mấu

Tìm thấy mũi lao 13.900 năm găm trên xương voi răng mấu

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Texas A&M suy đoán thợ săn cổ đại định dùng mũi lao để làm vỡ phổi của voi răng mấu nhưng không may đâm trượt.

Đăng ngày: 06/02/2023
Khai quật xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại 2.700 năm tuổi, tiết lộ bí ẩn các chất dùng ướp xác

Khai quật xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại 2.700 năm tuổi, tiết lộ bí ẩn các chất dùng ướp xác

Phân tích cặn dung dịch khai quật từ một xưởng ướp xác Ai Cập 2.500- 2.700 năm tuổi, các nhà khoa học đã xác định được các chất sử dụng trong công nghệ ướp xác của người Ai Cập cổ đại.

Đăng ngày: 06/02/2023
Ai Cập phát hiện nhiều bức vẽ về hoạt động mai táng thời cổ đại

Ai Cập phát hiện nhiều bức vẽ về hoạt động mai táng thời cổ đại

Tại cụm mộ gia đình mới được phát hiện ở Ai Cập, các chuyên gia khảo cổ cho biết tìm thấy nhiều bức vẽ mô tả hoạt động tang lễ.

Đăng ngày: 05/02/2023
Bảo tàng Anh trưng bày mặt dây chuyền vàng khắc tên vua Anh và hoàng hậu

Bảo tàng Anh trưng bày mặt dây chuyền vàng khắc tên vua Anh và hoàng hậu

Chiếc mặt dây chuyền bằng vàng tinh xảo chạm khắc tên và biểu tượng của vua Henry VIII cùng hoàng hậu đầu tiên của ông là Katherine xứ Aragon ở thế kỷ 16.

Đăng ngày: 03/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News