Phương pháp giám định pháp y mới dựa trên mẫu tóc người

Phân tích DNA là phương pháp thông dụng để xác định danh tính một người nào đó. Nếu bạn là tín đồ của thể loại phim hình sự phá án, bạn sẽ bắt gặp việc các bác sĩ pháp y thường dùng phương pháp DNA để xác định thông tin về nạn nhân hoặc hung thủ gây án. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học tại Đại học Queen, Canada đã phát triển thành công một phương pháp mới cũng cho ra kết quả tương tự dựa trên mẫu tóc người. Đây là phương pháp có thời gian thực hiện nhanh hơn giám định DNA nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác 100%.

Phương pháp mới xác định thông tin, danh tính đã được phát triển thành công bởi giáo sư hóa học Diane Beauchemin và sinh viên của bà là Lily. Ban đầu, mẫu tóc được rửa sạch và sấy khô, nghiền ra thành bột và mang đi đốt. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ dùng phương pháp cảm ứng hơi điện nhiệt, trắc phổ quang học plasma và phân tích đa biến để phân tích các sản phẩm bay hơi lên sau khi đốt bột tóc.


Giáo sư Diane đang thực hiện phân tích mẫu tóc của chính mình​

Quá trình trên cho phép các nhà nghiên cứu có thể xác định được thành phần mồ hôi tiết ra từ tóc, từ đó suy ra các điều kiện ảnh hưởng như chế độ ăn uống, sắc tộc, giới tính, môi trường sống và điều kiện làm việc của chủ nhân mẫu tóc. Điều đặc biệt là toàn bộ quá trình chỉ mất có 85 giây để thực hiện, ngắn hơn nhiều so với phương pháp phân tích DNA vốn cần phải kết hợp sử dụng nhiều loại dung môi và chất phản ứng để phân tích.

Trong các thí nghiệm thực hiện tại phòng thí nghiệm, phương pháp đã chứng tỏ mức độ chính xác và tin cậy khi xác định thành công 13 mẫu tóc đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau như Đông Á, Nam Á, người da trắng và đi kèm với thông tin về giới tính, nhân thân của họ.


Lily đang chuẩn bi mẫu tóc để tến hành phân tích​

Mặc dù các nhà khoa học pháp y vẫn thường lấy thông tin từ mẫu máu thu thập được tại hiện trường vụ án. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống này gặp phải khó khăn là máu sẽ nhanh chóng bị khô và ô nhiễm. Trong khi đó, tóc hầu như tồn tại bền bỉ trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau mà không bị suy giảm chất lượng.

Bước tiếp theo của nghiên cứu, giáo sư Beauchemin dự định sẽ cải tiến kỹ thuật nói trên, cho phép nó thu thập được nhiều thông tin từ tóc người, bao gồm cả tuổi tác và nhiều yếu tố khác xoay quanh chủ nhân của mẫu tóc. Công trình nghiên cứu nói trên đã được đăng tải trên tạp chí Hóa học thế giới vừa qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News