Phương thuốc cổ 1.000 năm có thể trở thành kháng sinh tiềm năng
Một nhóm các nhà khoa học người Anh đã tìm ra tiềm năng kháng sinh trong một phương thuốc cổ đại 1.000 năm tuổi.
Đến năm 2050, thế giới ước tính sẽ có 10 triệu ca tử vong vì tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã và đang tích cực tìm kiếm để tìm ra một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh hiện giờ.
Liều thuốc hỗn hợp ra đời từ 1.000 năm trước đang được các nhà khoa học nghiên cứu. (Ảnh: CNN).
Theo kênh CNN, phương thuốc làm từ sự kết hợp hành, gừng, rượu và muối mật được cho là có khả năng kháng khuẩn, với tiềm năng điều trị các triệu chứng nhiễm trùng chân liên quan tới bệnh tiểu đường.
Phương thuốc này có khả năng xử lý nhiễm trùng màng sinh học - một dạng nhiễm trùng tập hợp các vi sinh vật liên kết chặt chẽ với nhau ở trên bề mặt vật chất có thể kháng kháng sinh. Màng sinh học là trở ngại chính trong quá trình chữa lành vết thương. Theo dữ liệu của Chính phủ Anh, mỗi năm nước này phải mất trên 1,3 tỷ USD cho việc điều trị nhiễm trùng màng sinh học.
Sách cổ “Bald's Leechbook”. (Ảnh: CNN)
Liều thuốc cổ đại 1.000 năm tuổi lần đầu tiên được phát hiện ra công dụng khi các nhà khoa hoc tìm kiếm phương thuốc điều trị siêu vi khuẩn năm 2015.
“Chúng tôi đã rất nỗ lực để tìm kiếm thêm nhiều thông tin và nghiên cứu để xem liều thuốc này có thực sự phát triển cho ứng dụng y tế hay không. Chúng tôi nghĩ phương thuốc này rất có tiềm năng điều trị nhiễm trùng chân cho người tiểu đường. Đó là dạng nhiễm trùng sinh học kháng kháng sinh và nhiều khi không thể chữa được. Một khi kháng sinh không có tác dụng, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng huyết và cuối cùng buộc phải cắt bỏ chân”, Freya Harrison - một nhà vi trùng học tại Đại học Khoa học Đời sống thuộc Đại học Warwick (Anh) đồng thời là tác giả nghiên cứu – giải thích.
Phương thuốc mà các nhà khoa học phát hiện ra được viết trong quyển sách có tựa đề “Bald's Leechbook” đang lưu giữ trong Thư viện Anh. Đây là một trong những quyển sách về y khoa ra đời sớm nhất trên thế giới.
"Công dụng điều trị nhiễm trùng được miêu tả trong cuốn sách”, chuyên gia Harrison cho hay. Người cổ đại đã tạo ra hỗn hợp bằng cách sử dụng gừng, hành tây, rượu trắng Anh và muối mật lấy trong dạ dày bò.
Đây không phải là lần đầu tiên các phương thuốc cổ xưa có tác dụng chữa trị các bệnh hiện giờ. Trước đây, nhà nghiên cứu người Trung Quốc Tu Youyou đã phát hiện ra artemisinin - thuốc chống sốt rét được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng – trong một cuốn sách cổ.
Theo các nhà khoa học, các loại thuốc kháng sinh là nền tảng cho dược hóa phẩm hiện đại. Nếu như các loại thuốc này không còn tác dụng, những phương thức điều trị như phẫu thuật hay hóa trị sẽ trở nên rất nguy hiểm.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.
