Phút sinh tử của phi hành gia trong vũ trụ

Một phi hành gia suýt mất mạng trong vũ trụ kể lại những giây phút kinh hoàng nhất của đời mình bên ngoài Trạm Không gian Quốc tế ISS.

Luca Parmitano, phi hành gia người Ý suýt chết vì sặc nước trong chính chiếc mũ bảo hiểm trong một chuyến đi bộ ngoài không gian hồi tháng trước đã chia sẻ về những giây phút hãi hùng này của mình trên mạng.

Viết trên blog cá nhân của mình hôm thứ Ba, Parmitano kể rằng anh không còn nhìn thấy gì khi nước bắt đầu bao phủ xung quanh chiếc mũ bảo hiểm hình cầu trong quá trình anh đi bộ bên ngoài Trạm Không gian Quốc tế ISS.

Phút sinh tử của phi hành gia trong vũ trụ
Phi hành gia đi bộ bên ngoài Trạm Không gian Quốc tế ISS

Anh viết: “Nhưng tệ hơn cả là nước bắt đầu phủ kín mũi tôi – một cảm giác khó chịu đến mức tôi đã khiến tình hình tồi tệ hơn khi cố tìm cách lắc đầu một cách tuyệt vọng để đẩy nước ra. Lúc này, phần trên của chiếc mũ bảo hiểm đang đầy nước và tôi không biết chắc lần thở tiếp theo phổi tôi có còn được hít không khí nữa không".

Giờ đây thiếu tá không quân Ý Parmitano không biết phải theo hướng nào để quay về cửa vào của trạm không gian. Anh cố tìm cách liên lạc với người đồng hành của mình là phi hành gia người Mỹ Christopher Cassidy cùng Trung tâm Điều khiển. Giọng của họ mờ dần, và không ai có thể nghe thấy giọng anh nữa.

Anh viết: “Tôi hoàn toàn cô đơn. Tôi điên cuồng nghĩ cách giải quyết. Điều quan trọng sinh tử là tôi phải vào bên trong trạm càng nhanh càng tốt".

Parmitano biết rằng Cassidy đang trên đường trở về trạm theo một hướng khác có thể đến để giúp đỡ anh, tuy nhiên anh không biết mình còn bao nhiêu thời gian.

Đó là lúc Parmitano chợt nhớ ra sợi cáp an toàn của mình. Anh sử dụng cơ chế giật ngược của sợi cáp và lợi dụng lực kéo của nó để đưa mình trở về trạm. Trên đường trở về, anh tự hỏi sẽ làm gì nếu nước ngập đến miệng. Ý tưởng duy nhất mà anh có thể nghĩ tới là mở van an toàn trên mũ bảo hiểm để cho nước thoát ra ngoài.

Phút sinh tử của phi hành gia trong vũ trụ
Parmitano suýt chết ngạt vì nước trong chiếc mũ bảo hiểm của mình

Tuy nhiên “việc mở một cái "lỗ" trên bộ đồ phi hành gia của mình chỉ là giải pháp cuối cùng”, anh tâm sự. Parmitano cảm thấy thời gian vài phút mà tưởng chừng như vô tận cho đến khi anh nhìn thấy cửa vào trạm không gian qua “tấm màn nước dày đặc ngay trước mắt”.

Phi hành gia Cassidy ở ngay phía sau anh. Các đồng đội ở bên trong nhanh chóng mở phòng điều áp để cho hai phi hành gia này vào trạm. Lúc đó, nước đã tràn vào trong tai Parmitano và anh không nghe thấy gì nữa.

Anh cố gắng giữ cho mình càng tỉnh táo càng tốt để nước không tiếp tục chảy vào bên trong mũ bảo hiểm. Anh biết rằng trong quá trình giảm áp, anh có thể mở mũ bảo hiểm nếu nước tràn ngập bên trong mũ. Anh viết: “Tôi có thể sẽ bất tỉnh, nhưng dù sao điều đó còn tốt đẹp hơn là chết đuối trong chính chiếc mũ bảo hiểm của mình".

Cassidy nắm lấy găng tay của anh, và Parmitano cố gắng ra hiệu là mình vẫn ổn. Cuối cùng, Parmitano nhìn thấy cửa bên trong khoang điều áp mở ra, và các đồng đội cố gắng tháo chiếc mũ bảo hiểm ra khỏi đầu anh.

Anh nhớ lúc đó anh đã cảm ơn các đồng đội của mình “mà không nghe thấy gì từ họ bởi tai và mũi vẫn còn đầy nước trong vài phút sau đó”.

Phút sinh tử của phi hành gia trong vũ trụ
Phi hành gia Luca Parmitano

NASA đã khoanh vùng nguyên nhân gây ra sự cố này là do chiếc ba-lô chứa đầy các thiết bị cứu hộ của anh. Tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đích xác khi cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Hiện NASA đã đình chỉ tất cả các cuộc đi bộ ra ngoài không gia của Mỹ cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Trong khi đó, phía Nga vẫn tiếp tục thực hiện cuộc đi bộ ngoài không gian thứ hai của họ trong một tuần vào thứ Năm tới để chuẩn bị đón một phòng thí nghiệm mới vào cuối năm nay. Đồ bảo hộ phi hành gia của hai nước hoàn toàn khác nhau.

Hơn một tháng đã trôi qua kể từ chuyến đi bộ trong không gian đầy hãi hùng vào ngày 16/7 đó, và Parmitano có đủ thời gian để suy ngẫm về những nguy hiểm rình rập xung quanh. Phi hành gia này sẽ trở về Trái đất vào tháng 11 tới đây.

Anh tâm sự: “Vũ trụ là một trận tuyến khắc nghiệt và thù địch, trong khi chúng tôi là những nhà thám hiểm chứ không phải kẻ chinh phục. Tài năng của các kỹ sư và công nghệ xung quanh giúp mọi thứ trở nên đơn giản hơn trong những tình huống phức tạp nhất, và có lẽ đôi lúc chúng tôi quên mất điều đó. Tốt hơn hết là đừng bao giờ quên".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News