Planets Labs gây quỹ phóng phi đội vệ tinh ảnh hóa Trái Đất vào năm sau

Công ty không gian và phân tích Planet Labs đã vừa đạt được khoảng tiền gây quỹ lên đến 52 triệu USD nhằm hiên thực hóa ý tưởng phóng một phi đội vệ tinh ảnh hóa Trái Đất lên quỹ đạo vào đầu năm 2014. Với nguồn đầu tư này thì Planet Labs sẽ có tổng cộng 65 triệu USD, qua đó giúp công ty tiến thêm một bước gần hơn đến mục tiêu tạo ra hình ảnh và dữ liệu về Trái Đất dành cho các mục đích thương mại lẫn nhân đạo.

Planet Labs được thành lập vào năm 2010 với một đội ngũ các kỹ sư, nhà khoa học và nhà phát triển từng làm việc tại các công ty như SpaceX, Space Systems Loral, NASA và Google. Công ty nhấn mạnh mục tiêu của mình là "nhằm mang lại khả năng truy cập toàn cầu vào những thông tin giá trị để thay đổi hành tinh của chúng ta".

Planets Labs gây quỹ phóng phi đội vệ tinh ảnh hóa Trái Đất vào năm sau
Ảnh: syriastartimes.com

Hồi tháng trước, Planet Labs đã phóng thử thành 2 công 2 vệ tinh thử nghiệm, còn gọi là Doves. Đây là 2 vệ tinh thứ 3 và thứ 4 kể từ lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào tháng 4. Cuộc thử nghiệm nhằm chuẩn bị cho Flock 1 - một phi đội 28 vệ tinh trong tương lai sẽ cùng với các vệ tinh Doves từ 1 đến 4 trở thành hệ thống các vệ tinh ảnh hóa Trái Đất lớn nhất được phóng lên quỹ đạo.

Trong khi Doves là các vệ tinh nhỏ, bay ở quỹ đạo thấp hơn và chi phí sản xuất rẻ hơn so với các vệ tinh thuộc phi đội Flock 1, Planet Labs cho biết hoạt động ghi hình của Doves được thực hiện ở tần suất cao hơn và chất lượng hình ảnh cũng tốt hơn. "Với việc mang lại cho mọi người một cái nhìn về Trái Đất gần như theo thời gian thực, chúng tôi có ý định thúc đẩy mọi người, các công ty và chính phủ hành động", theo một đoạn trích trên trang web của Planet Labs

Vòng gây quỹ series B dành cho Planet Labs bao gồm các nhà đầu tư mới như Yuri Milner, Industry Ventures, Felicis Ventures, Lux Capital và Ray Rothrock. Các nhà đầu tư hiện có gồm DFJ, Capricorn, O'Reilly Alpha Tech Ventures (OATV), Founders Fund, First Round Capital, Innovation Endeavors, Data Colelctive và AME Cloud Ventures.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News