Protein trong tóc có thể giúp xác nhận danh tính của một người

Trong quá trình điều tra tội phạm, danh tính nghi phạm sẽ dễ dàng bị phát hiện nếu các chuyên gia pháp y tìm thấy bằng chứng ADN tại hiện trường. Sau khi đưa mẫu ADN vào một chương trình máy tính, họ sẽ thu nhận được kết quả. Nếu bạn để ý trong các bộ phim hình sự, quá trình này chỉ diễn ra trong vòng vài phút, nhưng ngoài thực tế thì không nhanh đến như vậy.

Cho đến nay, ADN vẫn được xem là công cụ hữu hiệu nhất trong xác định pháp y. Tuy nhiên, khi nói đến các mẫu tóc của người bị mất tích hoặc mẫu tóc được tìm thấy tại hiện trường gây án, trình tự các protein trong đó có thể mang lại thông tin hiệu quả hơn so với việc tìm kiếm xác định ADN.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One ngày 7/9, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore ở California (Mỹ) đã trình bày một phương pháp chiết xuất thông tin di truyền từ các protein được tìm thấy trong tóc là rất đáng tin cậy. Glendon Parker, một nhà sinh học ở Livermore, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết "Hiện nay, khoa học pháp y rất phụ thuộc vào ADN. Tôi nhận thấy rằng việc phân tích các protein trong tóc có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích trong các trường hợp đặc biệt".

Protein trong tóc có thể giúp xác nhận danh tính của một người
Cho đến nay, ADN vẫn được xem là công cụ hữu hiệu nhất trong xác định pháp y.

Ngày 7/9, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore ở California (Mỹ) đã trình bày một phương pháp chiết xuất thông tin di truyền từ các protein được tìm thấy trong tóc là rất đáng tin cậy trong việc xác định danh tính một ai đó

Phân tích mẫu tóc bằng cách quan sát dưới kính hiển vi

Hiện nay, vấn đề mà các nhà khoa học pháp y phải đối mặt là ADN bị phá vỡ khá nhanh chóng khi nó không được nằm bên trong tế bào sống. Và khi tóc phát triển, các tế bào tạo nên sợi tóc chết đi vì chúng bị kéo giãn và di chuyển cách xa nguồn cung ứng các chất dinh dưỡng. ADN chỉ có thể tồn tại bên trong tóc nếu được ẩn trong các ty thể.

Bởi vì số lượng rất nhỏ của ADN ty thể trong tóc thường không đủ để nhận dạng, các nhà khoa học phải phân tích các mẫu tóc bằng cách quan sát dưới kính hiển vi. Họ có thể nhìn vào màu sắc tóc và các đặc tính vật lý cụ thể của tóc để đánh giá liệu mẫu tóc từ hiện trường vụ án có phù hợp với nghi phạm hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc phân tích này chỉ cho ra kết quả khách quan.

George Sansabaugh, một giáo sư y sinh học và là một pháp y tại Đại học California, Berkeley, cho biết: "Do khó khăn trong việc lấy được những thông tin đáng tin cậy từ hình thái tóc, và khó khăn trong việc chiết xuất ADN từ tóc, nên các nhà pháp y ít khi biến tóc thành bằng chứng để xem xét".

Một phương pháp tốt hơn giúp nhận diện danh tính

Mặt khác, protein ổn định hơn ADN và nó cũng dồi dào trong tóc. Các đột biến trong ADN được dịch sang các protein và thậm chí, đôi khi chúng có thể thay đổi cấu trúc protein bằng cách trao đổi một axit amin. Deon Anex, một nhà hóa học tại Livermore, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm những thay đổi như vậy trong cấu trúc protein và bằng cách đó chúng ta có thể suy ra những gì có trong ADN ban đầu. Nói cách khác, ngay cả khi ADN mất hoặc bị phân hủy bởi ánh sáng, nhiệt độ hoặc các yếu tố môi trường khác, các biến đổi lành tính trong protein được tìm thấy trong tóc có thể được sử dụng để xác định danh tính một ai đó".

Anex và nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích mẫu tóc từ hơn 76 người, cả đàn ông và phụ nữ, những người gốc châu Âu. Ngoài ra, họ cũng phân tích mẫu tóc trên 6 bộ xương còn sót lại từ những năm 1700 và 1800. Họ đã tìm thấy 185 mẫu axit amin khác nhau, nhờ đó họ có thể theo dõi danh tính di truyền của từng cá nhân đó.

Protein trong tóc có thể giúp xác nhận danh tính của một người
Ngay cả khi ADN mất hoặc bị phân hủy bởi ánh sáng, nhiệt độ hoặc các yếu tố môi trường khác, các biến đổi lành tính trong protein được tìm thấy trong tóc có thể được sử dụng để xác định danh tính một ai đó.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành so sánh phương pháp nhận dạng protein của họ với các mẫu AND được biết từ máu của các đối tượng tham gia thử nghiệm và có thể xác định một cách chính xác (98,3%) những người có mẫu tóc đó. Và khả năng sai sót khi phân tích protein chỉ dừng lại ở con số 1,98%.

Từ nghiên cứu trên, các nhà khoa học nhận định việc phân tích protein cung cấp một khả năng phân biệt 1/100.000, nghĩa là chỉ có 1 cá nhân trong 100.000 người có thể chia sẻ cùng một sự thay đổi cấu trúc protein. Tuy nhiên, ADN ty thể từ trong tóc chỉ cung cấp một loại đặc hiệu trong 1/10.000 người, có nghĩa là công nghệ mới này có thể là một bước tiến lớn trong việc khắc phục những thiếu sót trong việc khám nghiệm pháp y hiện nay.

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu mở rộng nghiên cứu của họ trong việc phân tích protein từ các mô khác như xương, răng và da nhằm cung cấp thêm bằng chứng tin cậy để có thể hy vọng đến một ngày không xa protein có thể được sử dụng để nhận diện một đối tượng nào đó, giống như ADN.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Phát hiện hợp chất trong rau và thuốc hóa trị có tác dụng làm chậm lão hóa

Phát hiện hợp chất trong rau và thuốc hóa trị có tác dụng làm chậm lão hóa

Chúng ta đã tìm ra nguyên nhân khiến cho các tế bào già đi. Những thứ như tổn thương DNA, sự rút ngắn nhiễm sắc thể và thiếu khả năng tăng sinh có thể làm cho các tế bào đóng cửa.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News