Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia

Những con quạ chia cặp để tấn công chim bố mẹ, cùng lúc đào hang vào tổ trộm trứng và chim non, đe dọa quần thể chim cánh cụt trên đảo Phillip.

Trên những bãi biển nông ở đảo Phillip của Australia, những con chim cánh cụt nhỏ xíu chỉ cao 30cm và nặng 1,4kg đấu tranh để bảo vệ mạng sống của con non. Kẻ tấn công chúng là bầy quạ trên đảo, theo National Geographic.

Quạ ăn thịt chim cánh cụt trên hòn đảo Australia
Chim cánh cụt tiên (Eudyptula minor) trên đảo Phillip trở về tổ vào buổi tối. (Ảnh: Tui De Roy)

Quạ sẽ dành vài ngày quan sát hang của con chim cánh cụt nhỏ thuộc loài chim cánh cụt tiên trước khi tấn công. Chúng hoạt động theo cặp, con lớn hơn sẽ phân tán sự chú ý của chim cánh cụt bố mẹ trong khi con nhỏ hơn đào hố vào hang từ bên trên để trộm trứng hoặc chim non. Trong một vụ tấn công đặc biệt bạo lực, các nhà nghiên cứu chứng kiến đôi quạ ném chim cánh cụt bố mẹ qua vách đá trước khi cướp hang. Nhưng thông thường, bầy quạ sẽ quấy rối chim cánh cụt bố mẹ vài giờ cho tới khi nó hết hy vọng và bỏ cuộc, theo chuyên gia Kasun Ekanayake ở tổ chức BirdLife Australia.

Trên thực tế, cách đây 20 năm, nhóm nghiên cứu mới nhận thấy những con quạ tới từ đất liền ở Australia vào thập niên 1970 bắt đầu săn chim cánh cụt lớn tương đương chúng trên đảo. Giờ đây, trong lúc mỗi loài phát triển chiến thuật mới để đánh bại kẻ thù, các nhà nghiên cứu đang gấp rút tìm cách ngăn chặn hành vi tấn công của quạ trước khi chúng bắt đầu ảnh hưởng tới quần thể chim cánh cụt.

Chim cánh cụt tiên sinh sống khắp vùng ven biển phía nam Australia và New Zealand không phải loài nguy cấp, nhưng với hơn 40.000 con chim ở tuổi sinh sản, quần thể ở đảo Phillip thuộc hàng lớn nhất. Hệ sinh thái đảo tồn tại ở trạng thái cân bằng mong manh và chỉ cần một thay đổi nhỏ để sự hài hòa đó sụp đổ.

"Theo như chúng tôi biết, dường như những quần thể chim cánh cụt khác không bị ảnh hưởng bởi quạ tấn công", Mike Weston, giáo sư động vật hoang dã và sinh vật học bảo tồn tại Đại học Deakin ở Melbourne, cho biết. "Điều đó cho thấy quần thể quạ ở địa phương đã học cách tấn công và có nguy cơ hành vi này sẽ lan rộng".

Cáo xâm hại từng là mối đe dọa lớn nhất đối với quần thể chim cánh cụt đảo Phillip với hơn 3.000 con chim trở thành nạn nhân, nhưng nỗ lực tiêu diệt của nhà chức trách khiến hòn đảo sạch bóng cáo vào năm 2015. Theo Weston, quạ là động vật ăn thịt tự nhiên bị đánh giá thấp. Khả năng phát triển ở khu đô thị, ăn một loạt động thực vật khác nhau và trí thông minh cao khiến chúng đặc biệt khó giảm thiểu. Những đặc điểm trên cũng lý giải tại sao số lượng của chúng ngày càng tăng. Một nghiên cứu năm 2021 quy hành vi ăn thịt của quạ đến từ học hỏi xã hội thay vì di truyền, nhưng có nhiều điều giới nghiên cứu chưa biết rõ.

Năm 2013, các nhà nghiên cứu tìm thấy hơn 60% ổ chim cánh cụt mà họ theo dõi bị tấn công hoặc phá hủy. Chỉ hai ngày sau, 30% số ổ được quan sát bị tấn công, chứng tỏ chim cánh cụt thích nghi với hành vi của quạ thông qua đào hang an toàn hơn. Tính đến gần đây, quần thể chim cánh cụt trên đảo duy trì ở mức ổn định từ năm 2015. Đó là do tỷ lệ quạ tấn công hang chim cánh cụt biến động từ năm này qua năm khác, theo nhà nghiên cứu Laura Tan của BirdLife Australia, phụ thuộc một phần vào mức độ sẵn có của nguồn thức ăn thay thế.

Weston, Tan, và cộng sự cũng thí nghiệm để tìm hiểu liệu có thể phát hiện ADN chim cánh cụt trong phân quạ hay không, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn hành vi săn chim cánh cụt phổ biến như thế nào đối với quạ trên đảo. Dù không hữu ích như kỳ vọng, kết quả kiểm tra cho thấy quạ ăn nhiều chim và động vật có vú hơn dự đoán trước đây, có nghĩa số lượng quạ tăng lên là vấn đề đáng lo ngại không chỉ đối với chim cánh cụt mà cả các loài chim làm tổ dưới đất khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Bẫy kim loại giúp bắt hàng triệu cua lông

Các nhà khoa học thiết kế bẫy kim loại dưới sông để bắt cua lông Trung Quốc, một trong những loài xâm lấn tệ nhất châu Âu.

Đăng ngày: 31/01/2024
Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Thông tin mới nhất về 2 cá thể chuột túi tại Lào Cai

Hai cá thể chuột túi đang được chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên đang thích nghi nhanh với môi trường mới.

Đăng ngày: 30/01/2024
Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Nguồn gốc của con bò đắt nhất thế giới

Để tạo ra con bò 4,3 triệu USD, các chuyên gia lai bò bezu với bò Ongole của Ấn Độ nhằm tạo ra loài chịu nắng nóng, kháng ký sinh trùng và cho sản lượng thịt cao.

Đăng ngày: 27/01/2024
Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm

Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm

Chim cánh cụt hoàng đế thuộc giống loài lớn nhất nhưng ít phổ biến ở Nam Cực. Hiện tại, môi trường sống của chúng đang bị đe dọa do băng tan.

Đăng ngày: 27/01/2024
Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Cá heo sông Dương Tử là một loài cá heo sông đặc hữu, được phân bố tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc.

Đăng ngày: 25/01/2024
Đại dịch chuột: Kẻ thù chung đầy ám ảnh của binh sĩ Nga - Ukraine nơi chiến tuyến

Đại dịch chuột: Kẻ thù chung đầy ám ảnh của binh sĩ Nga - Ukraine nơi chiến tuyến

Nôn mửa, chảy máu mắt, đau nhức dữ dội... là những triệu chứng bệnh lây nhiễm do nạn chuột hoành hành khắp các chiến hào quân sự tại điểm nóng xung đột Nga - Ukraine.

Đăng ngày: 24/01/2024
Rắn hổ mang Nam Phi nuốt chửng rắn độc

Rắn hổ mang Nam Phi nuốt chửng rắn độc

Là một trong những loài rắn có tốc độ tấn công nhanh nhất thế giới, rắn độc puff adder vẫn không thể thoát khỏi miệng của hổ mang Nam Phi.

Đăng ngày: 24/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News