Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm

Chim cánh cụt hoàng đế thuộc giống loài lớn nhất nhưng ít phổ biến ở Nam Cực. Hiện tại, môi trường sống của chúng đang bị đe dọa do băng tan.

Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm
Chim cánh cụt hoàng đế được nhìn thấy ở Dumont d'Urville, Nam Cực. (Ảnh: Reuters).

Theo The Guardian, 4 đàn chim cánh cụt hoàng đế đã được tìm thấy ở Nam Cực sau khi các nhà khoa học phát hiện phân của chúng trong một số bức ảnh chụp từ thiết bị ngoài không gian. Giới nghiên cứu tin rằng đây là một bức tranh gần đầy đủ về quần thể của loài động vật này khi môi trường sống của chúng bị đe dọa do tình trạng băng tan.

Một nghiên cứu vào năm 2023 cho thấy lượng băng nổi ở biển Bellingshausen (Nam Cực) đã giảm kỷ lục vào cuối năm 2022. Điều này có thể khiến hàng nghìn con chim cánh cụt hoàng đế non gặp nguy hiểm.

Ảnh vệ tinh tiết lộ đàn chim cánh cụt cực hiếm
Các nhà khoa học xác định đàn chim cánh cụt hoàng đế nhờ nhìn vào phân chúng để lại qua ảnh chụp vệ tinh. (Ảnh: Maxar Technologies).

Tiến sĩ Peter Fretwell, nhà khoa học về không gian địa lý thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để khám phá cũng như theo dõi các hoạt động của đàn chim cánh cụt trên băng trắng và tuyết. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Nam Cực cho thấy số lượng đàn chim cánh cụt hoàng đế được biết đến có thể lên đến con số 66.

“Những địa điểm mới được xác định đã mô tả các khoảng trống trong sự phân bố của loài chim mang tính biểu tượng này. Đa phần đàn chim cánh cụt đều có ít hơn 1.000 cá thể, vì vậy việc tìm ra những đàn mới này cũng không tạo ra sự khác biệt đối với quy mô quần thể nói chung”, Tiến sĩ Peter Fretwell nói.

Chim cánh cụt hoàng đế là loài rất hiếm gặp ở Nam Cực. Hiện tại, các nhà khoa học ước tính số cá thể của giống loài này vào khoảng 600.000 con.

Trong đó, chúng phụ thuộc phần lớn vào băng biển để sinh sản. Ngoài ra, chim cánh cụt hoàng đế thường đẻ trứng vào tháng 5 và tháng 6. Con non sẽ nở sau khoảng 65 ngày và cần thêm nửa năm để mọc đủ lông.

Tuy nhiên, chu kỳ này đang bị đe dọa bởi sự suy giảm mạnh về phạm vi của các khối băng biển. Tiến sĩ Fretwell cho biết khoảng 30% đàn chim cánh cụt hoàng đế có thể bị ảnh hưởng nặng nề do băng tan trên biển kể từ năm 2018.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Bí ẩn về cá heo sông Dương Tử: Loài cá heo không vây nước ngọt duy nhất trên thế giới

Cá heo sông Dương Tử là một loài cá heo sông đặc hữu, được phân bố tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc.

Đăng ngày: 25/01/2024
Đại dịch chuột: Kẻ thù chung đầy ám ảnh của binh sĩ Nga - Ukraine nơi chiến tuyến

Đại dịch chuột: Kẻ thù chung đầy ám ảnh của binh sĩ Nga - Ukraine nơi chiến tuyến

Nôn mửa, chảy máu mắt, đau nhức dữ dội... là những triệu chứng bệnh lây nhiễm do nạn chuột hoành hành khắp các chiến hào quân sự tại điểm nóng xung đột Nga - Ukraine.

Đăng ngày: 24/01/2024
Rắn hổ mang Nam Phi nuốt chửng rắn độc

Rắn hổ mang Nam Phi nuốt chửng rắn độc

Là một trong những loài rắn có tốc độ tấn công nhanh nhất thế giới, rắn độc puff adder vẫn không thể thoát khỏi miệng của hổ mang Nam Phi.

Đăng ngày: 24/01/2024
Hải cẩu khổng lồ nặng gần 600kg gây náo loạn thị trấn ở Australia

Hải cẩu khổng lồ nặng gần 600kg gây náo loạn thị trấn ở Australia

Một con hải cẩu khổng lồ gần đây đã gây hỗn loạn thị trấn Dunalley ở Australia khi đùa nghịch khắp nơi và lăn ra ngủ trên đường.

Đăng ngày: 24/01/2024
Hồi sinh một loài cổ xưa: Đưa bò rừng châu Âu thoát khỏi sự tuyệt chủng

Hồi sinh một loài cổ xưa: Đưa bò rừng châu Âu thoát khỏi sự tuyệt chủng

Các nhà khoa học đang cố gắng thực hiện một nhiệm vụ hấp dẫn, đó là hồi sinh bò rừng châu Âu - Aurochs, một loài bò cổ xưa đã bị thất lạc từ lâu trong sương mù lịch sử.

Đăng ngày: 23/01/2024
Mexico phát hiện loài thằn lằn hoàn toàn mới, đang có nguy cơ tuyệt chủng

Mexico phát hiện loài thằn lằn hoàn toàn mới, đang có nguy cơ tuyệt chủng

Ngày 22/1, các nhà khoa học Mexico thông báo phát hiện loài thằn lằn hoàn toàn mới tại bang Chiapas ở miền Nam.

Đăng ngày: 23/01/2024
Loài

Loài "sâu rắn" kỳ quái khiến giới khoa học bối rối

Các nhà nghiên cứu đã giải mã được bí ẩn về " sâu rắn" ở Alaska sau khi phát hiện ra một loài ruồi nấm mới tập hợp lại với nhau và trườn xung quanh như một con rắn dài màu xám.

Đăng ngày: 23/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News