Quá trình xây dựng đập Hoover, từng là con đập cao nhất Trái đất
Đập Hoover là một trong số địa danh kỳ lạ, “thách thức” thậm chí đi ngược quy luật của tạo hóa.
Đập nước Hoover từng có tên là đập Boulder, được xếp hạng là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ và là một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20.
Đập Hoover nằm chắn ngang dòng sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang Arizona và Nevada của Mỹ.
Đập có chiều cao 221,4 mét, dài 379.2 mét xây theo hình móng ngựa. Chân của đập dày 200 mét. Phần đỉnh của đập được sử dụng làm đường giao thông rộng 15 mét.
Quá trình xây dựng đập Hoover được chia làm nhiều giai đoạn: chuyển hướng chảy của dòng sông (dẫn dòng), xử lý nền móng, đổ bê tông, và lắp ráp thiết bị điện.
Khi bắt đầu các công ty thi công phải làm hai cái giếng kín, rút hết nước,
Để làm móng đập, các công ty thi công phải làm hai cái giếng kín để rút nước.
Một bờ đê quai khổng lồ hình cong như móng ngựa được xây dựng nằm bên phía Nevada trong năm 1932 để bảo vệ công trình. Phải mất hơn 1 năm nền đập mới được xử lý xong, hơn một triệu mét khối đá đã được lấy đi bằng sức người và phương pháp nổ mìn thủ công.
Mẻ bê- tông đầu tiên xây dựng đập Hoover được đổ vào ngày 6-6-1933.
Đập Hoover được xếp hạng là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ.
Vì bê tông khi gặp thời tiết nóng sẽ nguội một cách không đồng đều và xảy ra hiện tượng co ngót nên nếu đổ 1 lớp thật dày sẽ dẫn tới bị nứt và bể dần ra từng mảng. Để tránh tình trạng này, các kỹ sư đã đổ từng lớp bê tông hình tứ giác không có cạnh song song (trapezoid) liên kết với nhau và chỉ mỏng chừng sáu inches (khoảng 15cm) để xây dựng đập. Để làm nguội bê tông, người ta đã làm những ống dẫn nước phía bên trong và giữa các lớp bê tông.
Khoảng 5.000 người đã tham gia xây dựng công trình đập thủy điện Hoover. 8,2 triệu tấn nham thạch đã được đào lên.
Đập thủy điện Hoover hoàn tất năm 1936, và lập tức chiếm ba kỷ lục: Đập cao nhất, công trình thủy lợi tốn kém nhất, nhà máy thủy điện lớn nhất thời bấy giờ.
Công trình này vĩ đại tới nỗi, nếu bạn cầm chai nước đứng trên đỉnh đập đổ nước từ trong chai xuống thì sẽ xảy ra hiện tượng kỳ thú là nước chảy ngược và bay lên trên như kháng lại lực hút của trái đất. Nguyên nhân là do kích thước khổng lồ của con đập đã tạo nên những luồng gió cực mạnh theo hướng đi lên, làm các vật ở mép đập bị thổi tung.