Quá trình xây dựng tòa nhà nghiên cứu mới ở châu Nam Cực
Tòa nhà mới rộng 4.500m2, dự kiến hoàn thành vào năm 2025, đang được gấp rút thi công trong thời tiết cực lạnh, gió lớn, tuyết và sông băng dịch chuyển trên một lục địa không dễ tiếp cận.
Quá trình xây dựng tòa Discovery. (Video: BAS)
Các công nhân đang chạy đua với thời gian để hoàn thành những cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng tòa nhà hai tầng mới mang tên Discovery tại Trạm Nghiên cứu Rothera thuộc Cơ quan Khảo sát châu Nam Cực Anh (BAS), New Atlas hôm 10/4 đưa tin. Trạm Nghiên cứu Rothera là trung tâm nghiên cứu và vận hành lớn nhất của Anh tại châu Nam Cực.
Tòa Discovery được thiết kế để chống chọi với các điều kiện vùng cực, sử dụng năng lượng hiệu quả và thân thiện với hệ sinh thái. Quá trình xây dựng tòa nhà đã diễn ra trong 4 năm qua. Đội ngũ xây dựng đang nỗ lực hoàn thành các mốc quan trọng để rời đi khi mùa đông ở Nam Cực đến trong vài tuần tới.
Mục đích của dự án là thay thế một số tòa nhà cũ bằng tòa nhà mới rộng 4.500m2 với tuổi thọ dự kiến nửa thế kỷ. Cấu trúc mới hiện được bọc trong lớp vỏ kim loại màu xanh lam. Một tháp điều hành cũng được dựng lên, cho phép nhân viên giám sát cầu cảng, hoạt động của trạm nghiên cứu và sân bay.
Tòa nhà mới tăng tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích, nhờ đó đạt hiệu quả năng lượng tốt hơn.
Tòa nhà mới không chỉ giúp việc vận hành và nghiên cứu khoa học của trạm hiệu quả hơn mà còn tăng tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích, nhờ đó đạt hiệu quả năng lượng tốt hơn. Các cửa sổ sử dụng ba lớp kính và tường cách nhiệt tốt. Những tấm chắn làm lệch hướng đặc biệt giúp ngăn tuyết tích tụ trên hoặc xung quanh tòa nhà.
Ngoài ra, Discovery còn có nhà máy điện và sưởi riêng, trên mái lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Hệ thống này hữu ích hơn thường lệ vì tại đây, Mặt trời không lặn trong suốt 6 tháng còn vào mùa đông, căn cứ gần như bỏ trống, chỉ trừ một nhóm nhân viên cốt cán.
Theo BAS, tòa nhà mới sẽ giảm 25% lượng khí thải carbon cho toàn bộ trạm nghiên cứu. Việc xây dựng sẽ tiếp tục vào tháng 11 năm nay và Discovery dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.
