Sant'Antonio - Nhà máy thủy điện dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới
Nhà máy thủy điện Sant'Antonio ẩn mình giữa những ngọn núi Alpine bao quanh thị trấn Bolzano, Ý, là một kỳ quan kỹ thuật dưới lòng đất.
Đập Val d'Auna, Soprabolzano - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS).
Nhà máy khai thác sức mạnh của sông Talvera để tạo ra năng lượng bền vững.
Khác với các nhà máy thủy điện truyền thống, lần đầu tiên trên thế giới, hầu hết cơ sở hạ tầng của nhà máy Sant'Antonio được ẩn sâu dưới lòng đất.
Nhiếp ảnh gia Luigi Avantaggiato chụp ảnh xung quanh nhà máy điện tái tạo hiện đại này.
Đập Val d'Auna (Soprabolzano, Ý) là nơi cung cấp năng lượng cho nhà máy điện Sant'Antonio. Đập chứa 400.000m³ nước, được dẫn xuống nhà máy điện qua đường ống ngầm sâu 1.500m và dài khoảng 15km.
Marco, một thợ điện, đi xuống hệ thống đường hầm trong ca làm việc của anh ở nhà máy thủy điện Sant'Antonio - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Hệ thống đường hầm ngầm ẩn mình dưới lòng núi Monte Tondo có chiều dài xấp xỉ 2km - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Một bộ trao đổi nhiệt bên trong bể giải điều chế của nhà máy thủy điện Sant'Antonio. Bộ trao đổi nhiệt giúp làm mát nước trong bể trước khi cho chảy ngược trở lại sông Talvera - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Sảnh turbine của nhà máy thủy điện ngầm, nơi biến nước thành điện. Các turbine tạo ra 90MW điện, đạt công suất khổng lồ 300GW/h hằng năm - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Lưu vực giải điều chế được chia thành các hang thông nhau, được kết nối bằng các bệ kim loại. Lưu vực, với các hang động được chiếu sáng bằng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, đã làm giảm đáng kể đỉnh dòng nước ở hạ lưu, làm cho lòng sông an toàn hơn nhiều đối với động vật và thủy sinh - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Francesco, một thợ điện, lắp đặt các thanh dẫn để theo dõi mực nước trong nhà máy Sant'Antonio - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Nước chảy vào lưu vực giải điều chế ngầm của nhà máy thủy điện Sant'Antonio. Sau khi các công việc hiện đại hóa hoàn thành, sản lượng điện hằng năm của nhà máy đã tăng lên 300GWh, cung cấp điện cho khoảng 100.000 hộ gia đình - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Lưu vực hang trong hình ở đây là một phần quan trọng của nhà máy thủy điện, nó kiểm soát dòng chảy của nước và quản lý việc giải phóng năng lượng trong hệ thống turbine - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)
Một trạm đo thủy văn để theo dõi khu vực sông Talvera gần Bolzano, Ý. Lưu vực giải điều chế mới trong nhà máy đã làm giảm nguy cơ lũ lụt xảy ra trên sông, khiến nó an toàn hơn cho hệ động vật thủy sinh và cư dân địa phương - (Ảnh: BBC SCIENCE FOCUS)

Chung cư Kim Tự Tháp: Kiến trúc bước ra từ phim khoa học viễn tưởng
Chung cư Kim Tự Tháp gần đây đã trở thành một địa danh nổi tiếng ở Côn Sơn, Tô Châu, Trung Quốc bởi kiến trúc vô cùng độc đáo.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Trung Quốc xây đường hầm dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh
Trung Quốc đã khởi động dự án đào đường hầm mới để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh trong khuôn khổ kế hoạch cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trung Quốc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân vũ trụ quy mô megawatt
Theo thông tin từ Space News công bố, lò phản ứng hạt nhân công suất lớn này do Học viện Khoa học Trung Quốc thiết kế, nó có thể tạo ra 1 megawatt điện để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy tàu vũ trụ.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.
