Nga phát triển vật liệu tàng hình có thể hấp thụ tới 95% sóng radar

Phóng viên tại Moskva dẫn thông báo của tập đoàn kỹ thuật quốc doanh khổng lồ Rostec của Nga ngày 30/3 cho biết các chuyên gia thuộc Roselectronika - công ty thành viên của Rostec - đã tạo ra nguyên mẫu vật liệu có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến trong dải tần số rộng để sử dụng trong hoạt động chế tạo các chi tiết máy bay, khiến nó trở nên vô hình, không bị phát hiện.

Nga phát triển vật liệu tàng hình có thể hấp thụ tới 95% sóng radar
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Trên trang web của Rostec, các nhà phát triển lưu ý: “Giải pháp thiết kế như vậy lần đầu tiên được ghi nhận như vật liệu tàng hình”.

Thành phần của vật liệu gồm một số lớp sợi thủy tinh kết nối với nhau. Cơ sở cho nó là các sợi mỏng với lõi kim loại trong lớp cách nhiệt bằng thủy tinh. Sản phẩm thu được hấp thụ tới 95% bức xạ điện từ radar và khiến các hệ thống radar rất khó có thể phát hiện ra máy bay.

Ông Aleksei Dymovskikh - Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Trung ương Vật liệu Vô tuyến Đặc biệt (TsKB RM) - chia sẻ: “Việc tạo ra vật liệu cấu trúc hấp thụ sóng radar từ lâu đã là một vấn đề trong ngành công nghiệp máy bay quân sự hiện đại”. Theo ông, các lớp phủ tàng hình hiện nay cần được phục hồi thường xuyên, trong khi vật liệu sợi thủy tinh với hệ số phản xạ giảm lại không cần đến bảo trì.

Người đứng đầu TsKB RM xác nhận nguyên mẫu vật liệu tàng hình đã vượt qua những cuộc thử nghiệm cần thiết tại nhà máy. Các tác giả của công trình này là nhân viên TsKB RM nằm trong thành phần Roselectronika. Vật liệu mới sẽ được sử dụng để chế tạo các cánh quạt của động cơ nén - một trong những chi tiết dễ bị phát hiện nhất trong dải sóng vô tuyến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là chiếc xe bọc thép đầu tiên từng được chế tạo, nhưng nó sẽ không giống như điều bạn nghĩ

Đây là chiếc xe bọc thép đầu tiên từng được chế tạo, nhưng nó sẽ không giống như điều bạn nghĩ

Cỗ xe được thiết kế với hàng loại cải tiến công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới, nhưng chỉ được sản xuất một nguyên mẫu duy nhất và không bao giờ lăn bánh tới chiến trường.

Đăng ngày: 19/02/2023
3 nghĩa địa xe tăng lớn nhất thế giới: Từ chiến binh hóa thành đống sắt vụn

3 nghĩa địa xe tăng lớn nhất thế giới: Từ chiến binh hóa thành đống sắt vụn

Khi không còn sử dụng được, những chiếc xe tăng sẽ trở thành đống phế liệu và phải chịu mưa dãi, nắng hàng thập kỷ.

Đăng ngày: 17/01/2023
Dự án kỳ lạ thời Chiến tranh Lạnh: Dùng gà ủ ấm để kích hoạt mìn hạt nhân

Dự án kỳ lạ thời Chiến tranh Lạnh: Dùng gà ủ ấm để kích hoạt mìn hạt nhân

Năm 1954, các kỹ sư người Anh tham gia dự án Blue Peacock đã thiết kế một quả mìn hạt nhân để sử dụng chống Liên Xô.

Đăng ngày: 12/01/2023
Panjandrum – Vũ khí thử nghiệm thảm họa trong Thế chiến II

Panjandrum – Vũ khí thử nghiệm thảm họa trong Thế chiến II

Theo trang allthatsinteresting.com, trong Thế chiến thứ hai, quân Đồng minh đã thử nghiệm nhiều vũ khí mới. Có một phát minh chưa bao giờ vượt qua giai đoạn chế tạo nguyên mẫu.

Đăng ngày: 18/12/2022
Chính thức khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam

Chính thức khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam

Sáng nay (8/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 với sự tham gia của 30 quốc gia trên thế giới.

Đăng ngày: 08/12/2022
Trung Quốc thành công điều khiển chim bồ câu, có thể ứng dụng trong quân sự

Trung Quốc thành công điều khiển chim bồ câu, có thể ứng dụng trong quân sự

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc ra lệnh cho những chú chim bồ câu thông qua bộ điều khiển từ xa chạy bằng pin năng lượng mặt trời.

Đăng ngày: 04/11/2022
Mỹ phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới

Mỹ phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới

HACM, được phát triển cho Mỹ và Australia, là tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ trên không được thiết kế để tấn công nhanh các mục tiêu trên mặt đất.

Đăng ngày: 08/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News