“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

Quái vật lửa Kilauea - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - không có nguồn gốc thông thường mà là một quái vật từ thế giới ngầm sâu trong lòng Trái đất, nghiên cứu mới từ Úc chứng minh.

Theo nhà địa chất học Laura Miller từ Đại học Monash - Úc và các cộng sự, Kilauea được sinh ra bên dưới điểm nóng hiện tại gần 100km, chứ không phải hình thành từ những khoang magma nông hơn như hầu hết núi lửa trên thế giới.

Có 2 khoang magma nông từng được xác định bên dưới Kilauea, nhưng chúng không đủ lớn để chịu trách nhiệm cho tất cả đá nóng chảy mà quái vật lửa này phun ra. Một khoang lớn hơn, sâu 11km từng được xác định qua dữ liệu sóng địa chấn vào năm 2014, nhưng cũng chưa đủ lớn để giải thích độ hung hãn của Kilauea.


Một vụ bùng nổ của "quái vật lửa" - (Ảnh: USGS)

Theo Science Alert, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích các mảnh vỡ từ đá núi lửa cổ đại, được nạo vét từ sườn Đông Nam của Đảo Lớn thuộc Hawaii - Mỹ, cho thấy Kilauea được làm nên từ vật liệu pyroclastic ở độ sâu gần 100km!

Khoảng 210.000 đến 280.000 năm trước, mảng kiến tạo Thái Bình Dương dịch chuyển và một lượng magma lao từ thế giới cực sâu trong lớp phủ thẳng lên mặt biển. Khi chất lỏng nóng này nguội đi, nó tạo thành một đường ống lớn từ cách đây 100.000 năm. Từ đó Kilauea ra đời.

Bằng chứng khác đến từ kết cấu núi lửa: thay vì tan chảy một phần, có vẻ quái vật lửa Kilauea ban đầu được hình thành thông qua quá trình kết tinh phân đoạn, tức việc tạo ra các tinh thể trong các vực sâu của magma, chúng không phản ứng với sự tan chảy còn sót lại sau này.

Bởi đó là thứ siêu vật liệu được hình thành ở nhiệt độ cực cao, trên 1.100 độ C và áp suất trên 3 GPa, chỉ có thể tìm thấy ở thế giới thẳm sâu.

"Chúng tôi nhận thấy các mẫu chỉ có thể được hình thành bằng cách kết tinh và loại bỏ của garnet" - tiến sĩ Miller nói. Garnet là một dạng tinh thể hình thành khi magma chịu áp suất và nhiệt độ cao từ 90 - 150km dưới lòng đất.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News