Quần đảo có độ phóng xạ cao gấp nhiều lần Chernobyl và Fukushima

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo người dân không nên quay trở lại một số đảo thuộc quần đảo Marshall do độ phóng xạ vẫn cao hơn ngưỡng an toàn.

Một số hòn đảo thuộc quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương như đảo san hô vòng Bikini và Enewetak vẫn có độ phóng xạ cao hơn Chernobyl và Fukushima, dù hơn 60 năm đã trôi qua từ khi Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở khu vực này. Khi thử nghiệm đồng vị plutonium-239 và 240 trong mẫu đất, các nhà nghiên cứu phát hiện một số hòn đảo có độ phóng xạ cao gấp 10 - 1.000 lần Fukushima và gấp khoảng 10 lần vùng cấm Chernobyl.


Vòm chứa chất thải hạt nhân trên đảo Runit ở quần đảo Marshall. (Ảnh: News.com.au).

Năm 2016, nhóm nghiên cứu ở Đại học Columbia tại New York công bố công trình trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) về phóng xạ gamma nền ở phía bắc quần đảo Marshall, gồm các đảo Enewetak, Bikini và Rongelap. Họ nhận thấy lượng phóng xạ ở đảo Bikini cao hơn báo cáo trước đây, do đó họ quyết định tiến hành nghiên cứu sâu hơn về phóng xạ trên các hòn đảo.

Hôm 15/7, nhóm nghiên cứu công bố ba công trình mới trên tạp chí PNAS về 4 đảo san hô vòng thuộc quần đảo Marshall là Bikini, Enewetak, Rongelap và Utirik. Lượng phóng xạ gamma ở đảo san hô vòng Bikini, đảo Enjebi thuộc đảo san hô vòng Enewetak và đảo Naen thuộc đảo san hô vòng Rongelap cao hơn hẳn so một hòn đảo ở phía nam quần đảo Marshall mà các nhà khoa học dùng làm tham chiếu.


Đám mây hình nấm trong vụ nổ bom hạt nhân Romeo trên đảo Bikini. (Ảnh: News.com.au).

Lượng phóng xạ ở đảo Bikini và Naen cao đến mức vượt giới hạn tối đa mà Mỹ và Cộng hòa Quần đảo Marshall đã thỏa thuận vào thập niên 1990. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện đảo Runit và Enjebi thuộc đảo san hô vòng Enewetak, cũng như đảo Bikini và Naen, có mật độ phóng xạ trong đất cao.

Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học làm việc với thợ lặn chuyên nghiệp để thu thập 130 mẫu đất từ miệng hố Castle Bravo ở đảo san hô vòng Bikini. Một số đồng vị như plutonium-239 và -240, americium-241 và bismuth-207 cao hơn những nơi khác ở quần đảo Marshall.

Trong nghiên cứu thứ ba, nhóm tác giả kiểm tra hơn 200 trái cây, chủ yếu là dừa và dứa ở 11 hòn đảo thuộc 4 đảo san hô vòng phía bắc quần đảo Marshall. Kết quả là lượng cesium-137 ở nhiều trái cây trên đảo Bikini và Rongelap cũng cao hơn ngưỡng an toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Trước giả thuyết được đông đảo công nhận hiện nay rằng, loài người có nguồn gốc tiến hóa từ vượn cổ.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News