Quân đội của Napoleon tan rã vì chấy rận
Chấy rận đóng vai trò quan trọng trong sự thất bại thảm hại của Napoleon Bonaparte khi tấn công xâm lược nước Nga năm 1812. Một nghiên cứu về gene trên những mảnh xương của đội quân xấu số đã tiết lộ điều đó.
Napoleon hành quân tới Nga vào mùa hè năm 1812, dẫn theo một đội quân lớn nhất châu Âu thời đó, khoảng nửa triệu lính, tiến vào Matxcơva.
![]() |
Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte đã đánh bại đội quân của Sa hoàng Alexander I và Hoàng đế Áo Franz I tại Austerlitz ngày 2/12/1805 |
6 tháng sau đó, đội quân hùng mạnh đã giảm xuống chỉ còn 25.000 người, lê bước rút về Vilnius, thủ phủ cộng hoà Lithuania (bờ phía đông của biển Baltic) trong thời tiết giá lạnh. Cuối cùng, chỉ còn 3.000 người sống sót qua chiến tranh, thời tiết và bệnh tật để tiếp tục lui quân. Những người chết được chôn trong các nấm mồ tập thể. Một ngôi mộ như vậy, chứa khoảng 2.000 đến 3000 thi hài, đã được tìm thấy năm 2001 tại Vilnius trong một công trường xây dựng.
Phân tích những mảnh xương còn lại, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng gene chắc chắn rằng những bệnh truyền nhiễm do chấy rận là một nguyên nhân chính khiến Pháp rút lui khỏi Nga. Didier Raoult, từ Đại học Địa Trung Hải ở Marseille và cộng sự đã công bố phát hiện này trên The Journal of Infectious Diseases (tạp chí về bệnh truyền nhiễm) số mới nhất.
"Chúng tôi tin rằng bệnh tật phát sinh từ chấy rận gây ra hầu hết các ca tử vong cho đội quân của Napoleon", Raoult nói.
Chấy rận ở người truyền 3 loại ký sinh trùng Borrelia recurrentis, Bartonella quintana và Rickettsia prowazekii - những ký sinh trùng gây bệnh sốt hồi quy, sốt chiến hào và dịch sốt Rickettsia.
Raoult và cộng sự đã phân tích 2 kg đất từ ngôi mộ khổng lồ này với những mảnh xương, vụn quần áo và phân lập được xác 5 con rận. 3 con trong số chúng mang ADN của ký sinh trùng sốt đột quỵ.
Tiếp đó, khi phân tích tuỷ của 72 chiếc răng, lấy từ xác 35 người lính, họ tìm thấy có ADN của Bartonella quintana trong số 7 người.
"Chúng tôi tin tưởng phát hiện này đã cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng những người lính bị bệnh sốt chiến hào", nhóm nghiên cứu viết.
Họ cũng phát hiện được ADN của ký sinh trùng Rickettsia prowazekii trong 3 người lính khác, chứng tỏ đoàn quân của Napoleon còn phải chịu đựng dịch sốt Rickettsia.
Tổng cộng, gần 1/3 binh lính của hoàng đế Pháp được chôn ở Vilnius đều bị nhiễm những căn bệnh do chấy rận mang lại, các nhà nghiên cứu kết luận.
T. An (theo Discovery)

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

GS Ngô Bảo Châu và bổ đề Langlands
Những ngày gần đây cả dân tộc hân hoan về việc GS Ngô Bảo Châu – nhà toán học Việt Nam nhận giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế, huy chương Fields. Nhiều người muốn biết nội dung công trình của anh, nhưng đây là việc không dễ dàng...

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.
