Quân đội Mỹ phát triển vũ khí laser có thể đốt cháy mục tiêu từ một khoảng cách xa
Bộ Quốc phòng Mỹ đang phối hợp với một số trường đại học và các công ty công nghệ để phát triển một loại vũ khí laser đặc biệt không gây chết người nhưng có thể gửi lệnh hoặc đốt cháy da của đối tượng để đẩy lùi các mục tiêu trong một khoảng cách khá xa.
Theo tiết lộ ban đầu thì loại vũ khí đặc biệt này được thiết kế với hệ thống laser độc đáo chưa từng có trước đây.
Công nghệ này có thể được ứng dụng cho các nhiệm vụ chiến thuật nhỏ và các nền tảng khác để sử dụng trong các tình huống kiểm soát xung đột từ xa và giải tán đám đông.
Vũ khí laser kiểu mới của Mỹ có khả năng kiểm soát các mục tiêu từ xa.
Hệ thống này có hai hệ thống laser phối kết hợp với nhau. Một trong số đó bắn ra những xung ánh sáng hồng ngoại tập trung cực ngắn kéo dài chỉ trong khoảng 1/1000 giây. Tia laser này bắn một loạt các xung ánh sáng khác nhau để tách các electron khỏi không khí tạo ra một quả cầu plasma vô hình đẩy đến mục tiêu.
Sau đó, tia laser thứ hai sẽ bắn những xung ánh sáng hồng ngoại dài hơn về phía quả cầu plasma tạo ra một loạt các chớp sáng với ba hiệu ứng khác nhau.
Ở cường độ thấp nhất, vụ nổ plasma sẽ tạo ra một lệnh thoại đơn giản đề truyền đạt thông tin như một cảnh báo ở khoảng cách 100m.
Ở cường độ cao hơn, vũ khí laser áp dụng công nghệ mới sẽ có khả năng làm chói mắt và tấn công thính giác các mục tiêu. Ngoài ra, tia laser có thể đốt cháy cục bộ một phần da của mục tiêu để gây đau.
Nghiên cứu được thiết kế để mang lại khả năng có thể tạo ra khoảng 10 vụ nổ/ giây.
Để đảm bảo rằng vũ khí sẽ không gây thiệt hại lớn cho các mục tiêu, Bộ Quốc phòng cho biết, công nghệ laser và quang học phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để kiểm soát các hiệu ứng, vì vậy người dùng biết chính xác “sức mạnh” đang được phân phối
Thiết kế hệ thống cuối cùng sẽ trải qua sự đánh giá nghiêm ngặt bởi Hội đồng đánh giá an toàn Laser (LSRB) để chứng nhận hệ thống sẽ hoạt động như dự đoán mà không gây ra tác hại quá mức, chẳng hạn như tổn thương mắt hoặc da cho mục tiêu. Bên cạnh đó, đảm bảo hệ thống bắn laser không vượt quá ngưỡng an toàn hoặc gây nhiễu sóng radio và các thiết bị khác.
Hiện tại, hệ thống vũ khí vẫn đang trong giai đoạn đầu và đang tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
