Quan sát chớp để dự báo lũ và mưa lớn

Chớp mạnh có thể là tiếng chuông cảnh báo của những cơn lũ sắp xảy ra, các nhà khoa học khẳng định.

Theo thống kê của Cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ, lũ lụt gây ra nhiều cái chết hơn sét, bão và lốc trong 30 năm qua. Tuy nhiên, nếu nắm vững mối liên hệ giữa chớp và lũ, chúng ta có thể tránh được nhiều cái chết đáng tiếc.

Các nhà khoa học của Đại học Tel Aviv (Israel) và nhiều chuyên gia quốc tế khác tiến hành một nghiên cứu về mối liên hệ giữa chớp và lũ nhanh trong 3 năm. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, năng lượng phát ra từ các tia chớp tỷ lệ thuận với cường độ của những cơn sấm, sét và mưa xảy ra trong vài giờ sau đó. Như vậy, thông qua việc đo đạc bức xạ do các tia chớp phát ra, người ta có thể xác định những cơn sấm, sét và cơn mưa dữ dội.

Phương pháp này được gọi là dự báo tức thời có thể được áp dụng để dự đoán đường đi của bão và những nơi sẽ có mưa lớn trong vài giờ. Những thông tin có được từ phương pháp dự báo tức thời giúp cơ quan khí tượng thủy văn ra cảnh báo sớm về đường đi của lũ và những nguy cơ tiềm ẩn.

Nhóm nghiên cứu cho rằng cơ quan dự báo thời tiết nên đưa các bản đồ dự báo lũ lên mạng Internet. Hệ thống đó phải có chức năng gửi tin nhắn cảnh báo tới các điện thoại, thiết bị định vị toàn cầu và các thiết bị khác.

Lũ quét xuất hiện đột ngột khi một lượng nước mưa lớn đổ xuống trong một khoảng thời gian cực ngắn (chẳng hạn như vài giờ). Hiện tượng này thường xảy ra khi một hệ thống bão di chuyển chậm hiện diện tại một khu vực trong thời gian dài, hoặc khi nhiều hệ thống bão cùng kéo tới một khu vực.

Khi mưa rơi quá nhanh và nhiều, mặt đất và các dòng chảy sẽ không kịp “nuốt”. Nước dâng lên và bắt đầu xâm chiếm các vùng đất gần các dòng chảy. Lũ cũng hình thành rất nhanh ở những khu vực đô thị thấp, bởi phần lớn bề mặt đô thị bị bao phủ bởi bê tông, mà bê tông không hấp thụ nước như đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News