Quan sát hố đen bằng mắt thường
Vật dụng duy nhất để quan sát hố đen đang hoạt động gần Trái Đất là một chiếc kính thiên văn đường kính 20cm.
Theo nghiên cứu công bố hôm 6/1 trên tạp chí Nature, các nhà thiên văn tại Nhật phát hiện các hoạt động của hố đen có thể được quan sát thông qua ánh sáng nhấp nháy xuất hiện từ vùng khí xung quanh hố đen trong khi phun trào. Kết quả cho thấy không chỉ các tia X mà mọi ánh sáng quang học đều là nguồn dữ liệu tin cậy giúp quan sát những hoạt động của hố đen.
"Bây giờ chúng tôi biết rằng có thể quan sát hố đen dựa trên ánh sáng nhìn thấy mà không cần các kính thiên văn tia X hoặc tia Gamma", tác giả chính của công trình nghiên cứu, Mariko Kimura ở Đại học Kyoto, chia sẻ với Science Daily.
Hố đen có thể được quan sát thông qua ánh sáng nhìn thấy mỗi khi chúng bức xạ. (Ảnh: Eiri Ono/Đại học Kyoto).
Các đợt phun trào của hố đen chỉ xuất hiện một lần trong vài thập kỷ, khi đó, năng lượng cực lớn bao gồm cả tia X phát ra từ các vật chất rơi vào hố đen. Hố đen thường được bao quanh bởi một đĩa vật chất dạng khí lớn dần. Trong đó, vật chất dạng khí từ một ngôi sao lân cận sẽ dần bị hố đen hút vào theo chiều xoắn ốc. Các hoạt động của hố đen thường được quan sát thông qua tia X, tạo ra từ bên trong đĩa khí đang tích tụ, nơi nhiệt độ có thể đạt tới 10 triệu độ Kelvin hoặc lớn hơn.
V404 Cygni, một trong những hố đen nhị phân được cho là gần nhất với Trái Đất, vừa "thức giấc" sau 26 năm im lìm bằng một đợt bùng phát vào ngày 15/6/2015.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản, thu được một lượng lớn dữ liệu từ V404 Cygni, phát hiện những dữ liệu lặp đi lặp lại có thời gian từ vài phút đến vài giờ. Trong số đó, dữ liệu ghi nhận bằng ánh sáng nhìn thấy có sự tương đồng với dữ liệu ghi được từ tia X truyền thống.
Dựa trên phân tích dữ liệu quan sát bằng ánh sáng nhìn thấy và tia X, nhóm nghiên cứu và các cộng tác viên tại Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), phòng thí nghiệm quốc gia RIKEN, và Đại học Hiroshima, phát hiện ra ánh sáng nhìn thấy mà họ quan sát được có nguồn gốc từ tia X xuất hiện ở các khu vực trong cùng của đĩa khí xung quanh hố đen. Các tia X này bức xạ và làm nóng khu vực bên ngoài của đĩa khí, làm cho nó phát ra ánh sáng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
